Tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế số hai thế giới

Tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế số hai thế giới

Theo khảo sát của Caixin/S&P Global, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 11 tiếp tục tăng trưởng khả quan, một tín hiệu cho thấy gói hỗ trợ kinh tế gần đây của Bắc Kinh đang phát huy hiệu quả.

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 11 ghi nhận kết quả khả quan. Anh:Carnegieendowment.org

Theo báo cáo khảo sát của Caixin/S&P Global công bố đầu tuần này, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 đạt 51,5 điểm, mức cao nhất trong 5 tháng qua. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số này vượt mức 50 điểm – ngưỡng chuẩn để xác định sự tăng trưởng hoặc suy giảm. Con số này cũng cao hơn mức dự báo 50,5 điểm của các nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát của Reuters.

Theo chuyên gia kinh tế cấp cao Wang Zhe của Caixin Insight Group, điểm mấu chốt của đà phục hồi trong lĩnh vực sản xuất là hoạt động kinh doanh tăng trưởng với tốc độ mạnh hơn.

Khảo sát của Caixin/S&P Global cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc ghi nhận số lượng đơn đặt hàng mới tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng hơn 3 năm qua.

Chuyên gia Wang Zhe nhận địng rằng lượng đơn hàng xuất khẩu tăng đã hỗ trợ tăng lượng đơn hàng mới nói chung.

Kết quả khảo sát này được công bố sau khi số liệu PMI chính thức được công bố cuối tuần trước cho thấy PMI ngành sản xuất của Trung Quốc tăng lên mức 50,3 điểm trong tháng 11, từ mức 50,1 điểm của tháng 10.

Khảo sát của Caixin/S&P Global tập trung vào nhóm công ty nhỏ và vừa cũng như doanh nghiệp tư nhân, trong khi PMI chính thức thường tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước.

“Sự tăng trưởng này một tín hiệu sớm cho thấy sự bình ổn trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc nhờ các nỗ lực kích thích kinh tế của Chính phủ”, nhà kinh tế cấp cao Gary Ng tại Natixis, đánh giá. “Tuy nhiên, vẫn cần đánh giá sự cải thiện trong lĩnh vực bất động sản cũng như quy mô của hoạt động chi tiêu tài khóa trong những tháng tới”.

Theo ông Ng, điều quan trọng để đạt được sự phục hồi bền vững vẫn là tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp. Vị chuyên gia này cảnh báo, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa, căng thẳng địa chính trị leo thang và thuế quan vẫn là những rủi ro lớn với doanh nghiệp Trung Quốc trong năm tới.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã xuất hiện nhiều tín hiệu phục hồi sau một loạt biện pháp kích thích tăng trưởng của Bắc Kinh từ cuối tháng 9. Doanh số bán lẻ của nước này ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 10, vượt dự báo của các nhà phân tích theo khảo sát của Reuters.

Tuy vậy, đầu tư bất động sản trong 10 tháng đầu năm vẫn giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận công nghiệp giảm 10% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp.

Đầu tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã công bố kế hoạch tài khóa 5 năm với dự kiến dành 10 ngàn tỷ nhân dân tệ (1,4 ngàn tỷ USD) để giải quyết các vấn đề nợ của chính quyền địa phương, đồng thời phát tín hiệu về việc sẽ tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2025.

Tuy nhiên, chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của ông Donald Trump làm gia tăng lo ngại về rào cản thuế quan dâng cao với hàng Trung Quốc và tác động tiêu cực tới ngành xuất khẩu của nước này.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, ông Zhang Zhiwei, cho biết các biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ được công bố vào cuối tháng 9 đã giúp ổn định nền kinh tế Trung Quốc, song triển vọng trong năm 2025 vẫn chưa rõ ràng.

Trong khi đó, chuyên gia Julian Evans-Pritchard, phụ trách kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, nhận xét: “Chính mối đe đọa thuế quan ở Mỹ đang thúc đẩy số lượng đơn hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp Trung Quốc trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp Mỹ đang đẩy mạnh nhập hàng trước khi chính sách thuế quan mới có hiệu lực. Đây là yếu tố thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu và là lý do giúp PMI ngành sản xuất của Trung Quốc tăng cao trong tháng 11”.

Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) mới đây đã dự báo rằng các mức thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể khiến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm 0,7% trong năm 2025.

Nguyễn Thu-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

OPEC+ lục đục: Nga và một quốc gia đang cân nhắc gia nhập BRICS bất ngờ mâu thuẫn, đẩy “quyền lực thống trị giá dầu” vào tình cảnh mông lung

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, những căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga, hai thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+, đang đẩy tổ chức này vào trạng thái bất ổn.

Tiếp tục đọc

Shell và Petronas tăng tốc các dự án dầu khí ngoài khơi tại Suriname

Shell dự kiến khoan 4 giếng dầu ngoài khơi vào năm 2025 tại lô 65, trong khi Petronas tìm kiếm nguồn tài nguyên khí mới tại lô 52 ở Suriname, nhấn mạnh tiềm năng năng lượng của quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp vận tải ‘đón đầu’ xu hướng giao thông xanh

Nhiều doanh nghiệp vận tải taxi ở miền Trung - Tây Nguyên đã chuyển đổi từ xe chạy xăng truyền thống sang sử dụng xe điện. Bình Định cũng là địa phương tiên phong phát triển giao thông xanh, hỗ trợ các hãng taxi chuyển đổi.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay