Tổng thống Putin thừa nhận một điểm yếu lớn của kinh tế Nga hiện tại

Tổng thống Putin thừa nhận một điểm yếu lớn của kinh tế Nga hiện tại

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ hàng đầu nhằm duy trì kinh tế trước vô số lệnh trừng phạt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đang ra hiệu cho chính phủ và ngân hàng trung ương gạt bỏ bất đồng để giải quyết một vấn đề quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người dân: lạm phát.

Tỷ lệ lạm phát của Nga hiện là 8% so với một năm trước – mức mà Tổng thống Putin thừa nhận là “tương đối cao”, tờ Business Insider đưa tin.

Phát biểu tại diễn đàn đầu tư ở Moscow vào thứ Tư (4/12), nhà lãnh đạo Nga cho biết: “Điều quan trọng là phải tránh bất kỳ sự mất cân bằng nào trong các chỉ số kinh tế vĩ mô cốt lõi và ngăn ngừa sự chênh lệch giữa các ngành, đặc biệt gồm cả việc kiểm soát lạm phát”.

Tổng thống Putin đã nhấn mạnh “những nỗ lực phối hợp” giữa chính phủ và ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây không chỉ là một khuyến nghị hay đề xuất mà là chỉ đạo thực hiện”.

Theo hãng thông tấn Tass (Nga), Nga đặt mục tiêu đưa lạm phát xuống 4%. Trước đại dịch và xung đột với Ukraine, tỷ lệ lạm phát của Nga – giống như nhiều quốc gia khác – thấp hơn nhiều, đạt 3% vào tháng 12/2019.

Bình luận của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh giới doanh nghiệp Nga gần đây than phiền về lãi suất cao kỷ lục.

Vào tháng 10, ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất chủ chốt lên mức kỷ lục 21% để kiềm chế lạm phát. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhóm vận động hành lang và thậm chí cả chính phủ không hài lòng đối với các chính sách của Thống đốc ngân hàng trung ương Nga, Elvira Nabiullina.

Sergei Chemezov, CEO của tập đoàn quốc phòng Rostec, cho biết lãi suất cao đang “ăn mòn” lợi nhuận từ các đơn đặt hàng của công ty.

“Nếu vẫn tiếp tục như thế này, thì hầu hết các doanh nghiệp của chúng ta sẽ phá sản”, Chemezov nhấn mạnh.

Một trong những lãnh đạo của ngân hàng hàng đầu nước Nga đã nói với Reuters vào cuối tuần trước rằng chính sách lãi suất cao có thể không hiệu quả do chi phí quốc phòng cao và các lệnh trừng phạt.

Giá cả tăng ở Nga khiến cuộc sống trở nên rất đắt đỏ. Bơ và khoai tây đắt hơn đáng kể so với đầu năm, làm hao hụt tiền tiết kiệm của người dân.

VTB – ngân hàng lớn thứ 2 của Nga – cho biết tiền tiết kiệm của người Nga hiện ở mức thấp kỷ lục là 15,9 nghìn tỷ rúp (151,5 tỷ USD) do lãi suất cao. Con số này không bao gồm ngoại tệ.

Theo BI

Y Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thị trường bất động sản tại Hà Nội: Chung cư vào “sóng” mới, đất nền giảm hấp dẫn

Đón đầu cơ hội tăng trưởng thị trường căn hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, với lượng hấp thụ lên tới 80-90%, nhiều chủ đầu tư đã ra hàng ngay từ quý IV-2024, thay vì năm 2025 như kế hoạch.

Tiếp tục đọc

Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024

Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ song phương.

Tiếp tục đọc

Năm 2024, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khoảng 420 nghìn tỷ đồng

Tổng cục Hải quan cho biết, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay