Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức tại 2 thị trường chủ lực

Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức tại 2 thị trường chủ lực

Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện là 2 thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chủ lực của Việt Nam, đóng góp từ 65-70% giá trị xuất khẩu của toàn ngành trong các năm qua.

2 thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực

Ngày 6/12, tại tọa đàm “Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu”, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam – Hoa Kỳ có thể có những thay đổi lớn trong thời gian tới.

Dự báo năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 16,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt gần 9 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này đạt trên 230 triệu USD.

“Tính riêng thị trường Hoa kỳ, ngành gỗ Việt đã xuất siêu khoảng 8,8 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG, điều này cho thấy Hoa kỳ là thị trường chủ lực và quan trọng hàng đầu của ngành gỗ Việt”, ông Lập nói.

Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch VIFOREST (Ảnh: Thanh Loan).

Theo chính sách thuế mới của Chính phủ Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu, mức thuế sẽ là 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc và 15-20% đối với hàng hóa từ các quốc gia khác.

“Việt Nam có thể hưởng lợi từ mức thuế cao của Mỹ áp dụng với hàng hóa từ một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, việc gia tăng nhập khẩu và đầu tư từ các quốc gia khác vào Việt Nam có thể gây ra tác động tiêu cực”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể áp dụng các mức thuế mới đối với hàng hóa từ Việt Nam, trong đó có các mặt hàng gỗ. Điều này sẽ gây ra các khó khăn trong khâu xuất khẩu và tác động tới sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Hải – Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ sẽ nhậm chức vào ngày 25/1/2025 với nhiều chính sách thay đổi đáng chú ý trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là thương mại với Trung Quốc.

Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện là 2 thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chủ lực của Việt Nam, đóng góp từ 65-70% giá trị xuất khẩu của toàn ngành trong các năm qua.

Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm từ 55-60%, còn Trung Quốc chiếm xấp xỉ 10%. Đây là những con số khẳng định tầm quan trọng chiến lược của thị trường này đối với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam.

Theo dự báo, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức, nhiều khả năng sẽ áp dụng các chính sách tăng thuế nhập khẩu thêm 20-25%, kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

“Những chính sách này có thể gây ra những biến động lớn đến dòng vốn FDI đầu tư vào ngành chế biến gỗ, cũng như xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang 2 thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây là thách thức không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải có những đánh giá và giải pháp kịp thời, phù hợp”, ông Hải nhấn mạnh.

Vẫn còn tiềm ẩn rủi ro

Về FDI trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành gỗ Việt tiếp nhận đa dạng các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ ở cả 3 loại hình các dự án đầu tư mới, góp vốn mua cổ phần và điều chỉnh vốn sản xuất.

Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng và chiếm ưu thế đạt 5,5 tỷ USD chiếm tới 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, mặc dù số lượng doanh nghiệp khối này tham gia chỉ chiếm 19% trong tổng số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Nhìn chung, các dự án FDI mới đầu tư vào ngành gỗ tập trung vào các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, chủ yếu là các dự án sản xuất sản phẩm giường, tủ bếp, bàn ghế. Trung Quốc vẫn là quốc gia chiếm ưu thế về số lượng cũng như mức vốn đầu tư ở cả 3 hạng mục đầu tư mới, góp vốn mua cổ phần và điều chỉnh vốn.

Số lượng doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu nhỏ nhưng lại chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn.

Tuy nhiên trong 9 tháng năm 2024, phân tích cho thấy các dự án FDI đầu tư mới từ Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đã có sự tăng về quy mô đầu tư. Mức vốn đầu tư mới của các nhà đầu tư Trung Quốc tăng từ mức trung bình 4,68 triệu USD/1 dự án vào 9 tháng năm 2023 lên 7,57 triệu USD/1 dự án trong 9 tháng năm 2024.

Đối với các dự án đầu tư mới của nhà đầu tư Hồng Kông (Trung Quốc) tăng từ mức trung bình 4,64 triệu USD/dự án trong 9 tháng năm 2023 lên 9,42 triệu USD/1 dự án 9 tháng năm 2024.

Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ hiện nay thể hiện rõ ràng số lượng doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu nhỏ nhưng lại chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn, đây là điều đáng suy ngẫm cho ngành gỗ Việt.

Chia sẻ về tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam, ông Tô Xuân Phúc – Giám đốc Chương trình Forest Trends cho biết trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 14 tỷ USD, dự kiến cả năm sẽ đạt trên 17 tỷ USD.

Theo đó, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, chiếm khoảng 53-54% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu là đồ gỗ, ghế ngồi và viên nén.

Giám đốc Chương trình Forest Trends đã đưa ra các minh chứng để có phân tích rõ hơn bức tranh ngành gỗ trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như nhận định các dòng dịch chuyển nếu chính sách của Chính quyền Trump áp dụng trong thời gian tới.

Ông Tô Xuân Phúc – Giám đốc Chương trình Forest Trends (Ảnh: Thanh Loan)

Trong đó đưa ra 3 nhận định chính: Dịch chuyển chuỗi cung ứng; Dịch chuyển về dòng vốn đầu tư Trung quốc sang các nước khác và dịch chuyển về nhập cư.

Trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu nhiều gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc, chủ yếu là gỗ xẻ và gỗ tròn. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ ván, đạt khoảng 1,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024.

Với phía Mỹ, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn gỗ nguyên liệu từ Mỹ để phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, đạt trên 100 tỷ USD trong năm 2023.

Đặc biệt, các chính sách thuế của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, dòng vốn và nhu cầu thị trường. Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc trở thành điểm đến thay thế cho các dòng hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn những rủi ro mới đối với Việt Nam, cần được nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay