Được đền bù đất 20 tỷ, đem toàn bộ gửi tiết kiệm, đến khi rút tiền thì “tài khoản về 0”: Kiện ngân hàng 2 lần đều bị tòa án Trung Quốc xử thua

Được đền bù đất 20 tỷ, đem toàn bộ gửi tiết kiệm, đến khi rút tiền thì “tài khoản về 0”: Kiện ngân hàng 2 lần đều bị tòa án Trung Quốc xử thua

Cụ ông sống tại Thanh Hải, Trung Quốc nhận 5,8 triệu nhân dân tệ tiền đền bù sau khi căn nhà của ông bị giải tỏa, ông lựa chọn gửi hết vào ngân hàng. Tuy nhiên khi ông đến rút tiền, nhân viên ngân hàng thông báo tài khoản của ông chỉ còn vài chục tệ.

Ảnh minh họa.

Chu Phúc Lai, một cụ ông 70 tuổi, đã sống một cuộc đời bình dị tại làng quê thuộc tỉnh Tây Ninh, Thanh Hải, Trung Quốc. Mọi thứ thay đổi khi khu vực nơi ông sống bị giải tỏa để làm đường. Cụ ông cùng những người dân trong làng nhận được khoản tiền đền bù lên tới 5,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 20 tỷ VNĐ). Với số tiền này, ông dự định sẽ mua đất và xây một ngôi nhà mới, yên tâm dưỡng già và để lại tài sản cho con cháu.

Ông Chu quyết định gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Khi đã chọn được một căn nhà ưng ý tại trung tâm thành phố, ông đến phòng giao dịch để chuyển tiền đặt cọc cho môi giới, tuy nhiên, ông bất ngờ nhận được thông báo rằng số dư trong tài khoản không đủ để thực hiện giao dịch.

Ông Chu không khỏi bàng hoàng, vội yêu cầu giao dịch viên kiểm tra lại xem có sai sót gì không, tuy nhiên họ trả lời: “Số dư tài khoản của ông hiện chỉ có vài chục tệ”. Nhân viên cho biết thêm, dựa lịch sử giao dịch của ông, phần lớn số tiền đã được sử dụng để mua các sản phẩm tài chính, gói đầu tư của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại chưa đến kỳ hạn rút tiền.

Nghe vậy ông Chu nổi giận: “Tôi không hề mua bất cứ sản phẩm đầu tư gì của các người, tại sao tiền lại bị chuyển đi khi chưa có sự cho phép của tôi!”. Nhân viên ngân hàng không tranh cãi gì thêm mà chỉ cung cấp một loạt các hợp đồng và biên lai có chữ ký đồng thuận của ông. 

Mặc dù vậy, ông Chu kiên quyết phủ nhận việc mình đã ký tên vào những hợp đồng này và cho rằng ngân hàng đã có sai sót. Ông cũng hỏi thêm, liệu có thể hủy hợp đồng và rút tiền trước hạn không. Nhân viên trả lời là có, tuy nhiên đây là các hợp đồng có kỳ hạn, nếu rút trước hạn, ông sẽ thiệt hại một khoản lớn, vì vậy ông nên suy nghĩ kỹ.

Không chấp nhận với cách giải quyết của ngân hàng, cụ ông quyết định kiện ngân hàng ra tòa với hy vọng lấy lại số tiền đền bù mà mình đã dành dụm cả đời. Tại tòa, ngân hàng đã trình bày đầy đủ các chứng cứ, bao gồm video giám sát và 14 biên lai giao dịch, chứng minh rằng tất cả các giao dịch đều được thực hiện bởi ông Chu và đã có chữ ký xác minh của ông.

Tòa án nhận định như sau:

(1) Theo Luật Tố tụng Dân sự Trung Quốc, bên đưa ra yêu cầu phải có trách nhiệm cung cấp chứng cứ. Ông Chu không cung cấp được bằng chứng chứng minh ngân hàng sai phạm.

(2) Ngân hàng đã chứng minh các giao dịch đều có chữ ký của ông Chu và được thực hiện theo quy trình hợp pháp.

(2) Trong thời gian từ khi gửi tiền đến lúc xảy ra vụ việc, ông Chu không báo mất tiền hay có khiếu nại nào về các giao dịch liên quan.

Vì vậy, tòa bác bỏ toàn bộ yêu cầu của ông Chu. Ông còn phải chịu chi phí xử lý vụ án sơ thẩm là hơn 52 nghìn nhân dân tệ (khoảng 200 triệu VNĐ).

Không đồng tình với kết quả sơ thẩm, ông Chu tiếp tục kháng cáo, với các lý do như phán quyết sơ thẩm thiếu công bằng, báo cáo giám định của ngân hàng có nhiều sai sót và không minh bạch.

Tuy nhiên, do không cung cấp được bằng chứng mới, tòa phúc thẩm giữ nguyên phán quyết sơ thẩm. Ông Chu tiếp tục thua kiện và phải gánh thêm khoản phí phúc thẩm 52 nghìn nhân dân tệ.

Theo quy định của pháp luật, nếu ngân hàng cố tình thay đổi mục đích sử dụng tiền trái với mong muốn của khách hàng, ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trong trường hợp của ông Chu, vì không có chứng cứ rõ ràng cho thấy ngân hàng đã thay đổi mục đích của khoản tiền một cách trái phép, tòa án đã không thể chấp nhận yêu cầu của ông.

Các bằng chứng mà ngân hàng đưa ra, bao gồm chữ ký của ông Chén trên các hợp đồng và video giám sát, đã chứng minh rằng các giao dịch này đều được thực hiện một cách hợp pháp và tự nguyện từ phía ông.

Sự việc này là một bài học đáng giá cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng cần phải chú ý hơn trong các giao dịch tài chính, đặc biệt là khi liên quan đến những sản phẩm đầu tư phức tạp như các gói tài chính của ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng cần minh bạch và rõ ràng hơn trong việc giải thích các sản phẩm tài chính cho khách hàng, tránh để xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc như trường hợp của ông Chu.

Theo Toutiao

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay