Thanh Hóa huy động hơn 700.000 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng

Thanh Hóa huy động hơn 700.000 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng

Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021- 2025 ước đạt 700,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, phát triển cơ sở hạ tầng được ưu tạo tiền đề vững chắc cho chiến lược phát triển đưa Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới.

Dồn lực phát triển hạ tầng

Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định “Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng, là cơ sở để tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò là một cực tăng trưởng mới”.

Theo ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong giai đoạn 2021 – 2025, tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 700,1 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn được phân bổ chi tiết cho các chương trình, dự án là 68.407,8 tỷ đồng được ưu tiên đầu tư cho các dự án lớn, các dự án hạ tầng quan trọng, có tính kết nối, liên kết vùng cao và là vốn mồi để thu hút các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Một góc tuyến cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Thanh Hóa.

Cụ thể, năm 2021 đạt 137.662 tỷ đồng; năm 2022 đạt 138.928 tỷ đồng; năm 2023 đạt 132.871 tỷ đồng, ước năm 2024 đạt 139.295 tỷ đồng; ước thực hiện năm 2025 đạt 152.180 tỷ đồng.

Trong thời gian này, Thanh Hóa thu hút được 285 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 230 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 58.479,48 tỷ đồng, 55 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 831,45 triệu USD.

Đặc biệt, có nhiều dự án lớn, có vai trò quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh được chấp thuận chủ trương đầu tư như: Nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn (5.500 tỷ đồng); Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa (3.199 tỷ đồng); Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa (180,46 triệu USD), Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn, đầu tư nâng cấp Cảng Nghi Sơn, đầu tư hạ tầng Cảng hàng không Thọ Xuân,…

Ngoài ra, các lĩnh vực như kết cấu hạ tầng các đô thị lớn, hạ tầng KKT Nghi Sơn và các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông được quan tâm đầu tư từ cấp tỉnh đến cấp xã, hạ tầng cấp điện phát triển rộng khắp đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống cấp điện, hạ tầng thương mại tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương,… cũng đều được Thanh Hóa quan tâm đầu tư, đồng bộ.

Với việc tập trung đầu tư có hiệu quả phát triển tốt hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đã tạo điều kiện cho kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa có những bước phát triển đột phá.

Tiền đề cho sự phát triển bền vững

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thanh Hóa bình quân hàng năm (giai đoạn 2021 – 2024) ước đạt 9,92%. Cụ thể, năm 2021 đạt 9,44%; năm 2022 đạt 12,40%; năm 2023 đạt 7,01%

Riêng năm 2024 ước đạt 11,72%, đứng thứ 4 cả nước 5 và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước với quy mô GRDP (giá hiện hành) ước đạt 318.752 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.

Ngoài ra, cơ cấu kinh tế Thanh Hóa trong giai đoạn này có chuyển dịch đúng hướng, theo hướng giảm tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dựng, tạo sự phát triển ổn định, bền vững.

Theo đó, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng mạnh khu vực ngành công nghiệp xây dựng và giảm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Cụ thể, trong năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,31%, ngành công nghiệp, xây dựng tăng 16,84%%; các ngành dịch vụ tăng 8,51%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,07%. Giúp cơ cấu kinh tế Thanh Hóa hướng tới mục tiêu tới năm 2025, có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên. Trong đó, cơ cấu các ngành kinh tế: nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 12%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 51%; dịch vụ chiếm khoảng 30%; thuế sản phẩm chiếm khoảng 7%.

Công nhân bơm dầu từ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuống tàu. Ảnh: Hải Tần.

Theo ông Mai Xuân Liêm, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh Thanh Hoá những năm qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều điểm nghẽn chưa được tháo gỡ trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, những kết quả đạt được sẽ là tiền đề quan trọng trong chiến lược phát triển của Thanh Hóa.

“Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ sẽ là tiền đề, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội không chỉ cho tỉnh mà cả khu vực Bắc Trung bộ; nhằm từng bước cụ thể hóa Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc”, ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết.

Trong tháng 2/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.

Theo đó, về kinh tế Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 – 2030 đạt 10,1% trở lên. Trong đó, chú trọng việc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu, đến năm 2030, kinh tế Thanh Hóa có tỷ trọng cơ cấu các ngành là: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp – xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Loạt DN Nhà nước vượt kế hoạch 2024: Tập đoàn lớn nhất Việt Nam thiết lập kỷ lục lợi nhuận 48.900 tỷ, Vietnam Airlines và ACV báo lỗ quý 4?

Các doanh nghiệp nhà nước đã họp tổng kết năm và đưa ra con số kết quả kinh doanh ước tính năm 2024.

Tiếp tục đọc

Cận Tết, thị trường xuất hiện động thái “đi trước đón đầu”, nhà đầu tư liên tục tìm kiếm đất nền sổ đỏ quanh dự án lớn

Các lô đất sổ đỏ nằm cận kề dự án khu đô thị quy mô lớn tiếp tục được nhà đầu tư săn đón trong bối cảnh nguồn cung đất nền ngày càng khan hiếm.

Tiếp tục đọc

Người Mỹ thu nhập thấp vẫn chật vật sau nhiều năm lạm phát cao và lãi suất tăng

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Mỹ đã giảm bớt phần nào, nhưng người Mỹ có thu nhập thấp vẫn phải chật vật sau nhiều năm lạm phát cao và lãi suất tăng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay