Hải Dương tăng trưởng kinh tế bứt phá, đứng thứ 6 cả nước
Năm 2024, kinh tế Hải Dương có sự bứt phá mạnh mẽ; tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 10,2% so với năm 2023, vượt mục tiêu đặt ra tăng 9% và đứng thứ 6 cả nước.
Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế xã hội. Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 212.386 tỷ đồng; tăng trưởng cả năm ước đạt trên 10,2% (vượt mục tiêu đặt ra và tăng 7 bậc so với năm 2023). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ còn 8,3%; khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 91,7%. Thu ngân sách ước đạt trên 28 nghìn tỷ đồng, tăng 46,7% so với dự toán, cao nhất từ trước đến nay. Trong năm, tỉnh Hải Dương đã đầu tư hoàn thành 13 công trình và 4 dự án giao thông kết nối liên vùng góp phần tạo động lực, không gian phát triển mới.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội của Hải Dương cũng có nhiều khởi sắc. Chất lượng giáo dục các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được cải thiện (trung bình điểm thi tốt nghiệm THPT nằm trong nhóm 15 tỉnh đứng đầu; thành tích học sinh giỏi quốc gia duy trì đạt nhóm đầu toàn quốc). Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động…
Năm 2024,tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế xã hội; các chỉ số, mục tiêu cơ bản đều đặt và vượt kế hoạch đặc ra.
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương, địa phương vẫn còn một số hạn chế cần tháo gỡ: “Thu ngân sách nội địa tuy tăng nhưng tỷ trọng nguồn thu từ đất vẫn chiếm khá cao (xấp xỉ 35%). Thu hút đầu tư chưa như kỳ vọng, không tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Một số khó khăn, vướng mắc kéo dài, chậm được khắc phục; nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới chưa được giải quyết; một số dự án chậm tiến độ có nguy cơ gây lãng phí chưa được xử lý dứt điểm. Kế hoạch đầu tư công phải điều chỉnh nhiều lần. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.”
Ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương thẳng thắn chỉ ra những kết quả, hạn chế trong phát triển địa phương
UBND tỉnh Hải Dương đã thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế; đồng thời rút ra 5 bài học kinh nghiệm để đạt được những kết quả năm 2024. Trên cơ sở đó, địa phương đã đề ra 15 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu cho năm 2025; trong đó, đặt mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trên 10%; tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với GRDP đạt 34%; thu ngân sách nội địa tăng 10% so với dự toán…
UBND tỉnh Hải Dương cũng đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp; trong đó tập trung triển khai hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt, rà soát lại quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất của địa phương đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Tỉnh sẽ xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, các khu đất, tài sản công hiện không sử dụng, các công trình xây dựng chưa hoàn thành gây thất thoát, lãng phí.
Ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các ngành, các địa phương nghiên cứu xây dựng các chương trình kế hoạch để tổ chức thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, trên tinh thần “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, “làm hết việc chứ không hết giờ”.
“UBND tỉnh tập triển khai, cải thiện mạnh mẽ và thực chất môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển; tạo sự bứt phá nhanh và bền vững trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Các kịch bản phải được xây dựng chi tiết theo từng tháng, từng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm; với dự án đầu tư công thì cần có kịch bản chi tiết cho từng dự án và đảm bảo việc điều hành một cách hiệu quả.”- Ông Lê Ngọc Châu nói.
Thanh Nga/VOV-Đông Bắc
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận