Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%

Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%

Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2024 trên địa bàn Thành phố ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%.

Ảnh minh họa.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2024 trên địa bàn Thành phố ước tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,6% và tăng 7,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 8,9% và tăng 7,7%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 2,1% và tăng 7,1%. Cùng đó, ngành khai khoáng giảm 3,3% và giảm 4,3%.

Ước tính 11 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 10,5%; công nghiệp khai khoáng tăng 0,3%.

Hầu hết các ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 26,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,8%; sản xuất trang phục tăng 8,6%; chế biến thực phẩm tăng 8,1%; sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7,7%.

Ngược lại, có hai ngành sản xuất có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ là: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 4,4%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 1,7%. Bên cạnh đó, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 11/2024 tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 4,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%.

Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 1,1% (trong đó sản xuất chế biến thực phẩm giảm 19,2%; dệt giảm 8,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 6,5%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,9%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2%; ngành khai khoáng tăng 18,2%.

Mộc Miên-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

SAB: Nguy cơ ‘trắng tay’, Sabeco quyết thoái vốn khỏi công ty liên kết

Năm 2017, Sabeco từng có kế hoạch thoái vốn khỏi Trường Sa Food nhưng bất thành. Hiện tại, "đại gia" ngành bia phải trích lập dự phòng 100% giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết này.

Tiếp tục đọc

VinFast công bố tỷ lệ nội địa hoá xe điện đạt 60%, hướng tới hơn 80% năm 2026

Hiện tại, VinFast đã nội địa hoá những linh kiện quan trọng như thân vỏ, động cơ, trần xe hay giảm xóc. Trong tương lai gần, một số chi tiết khác như đèn, ghế, hệ thống pin cao áp cũng sẽ được nội địa hoá.

Tiếp tục đọc

“Ông lớn” dầu khí Mỹ có kế hoạch tăng mạnh sản lượng

Exxon Mobil vừa cho biết chi tiêu hàng năm cho các dự án của công ty sẽ tăng lên từ 28 tỷ USD đến 33 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2026 đến 2030, với mục tiêu nâng sản lượng dầu khí lên 18%.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay