Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất lần thứ ba liên tiếp

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất lần thứ ba liên tiếp

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp, hạ 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3% và nới rộng khoảng cách với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Christine Lagarde, Chủ tịch ECB

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ bất ổn chính trị đến áp lực thương mại từ Donald Trump. Tuy vậy, thị trường đã kỳ vọng vào một đợt giảm 0,5 điểm phần trăm.

ECB đang tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thay vì kiểm soát giá cả tăng cao khi lạm phát dao động quanh mức mục tiêu 2%. Mặc dù mối đe dọa lạm phát chưa hoàn toàn được dập tắt, nhưng nguy cơ suy thoái đang gia tăng trong bối cảnh bất ổn chính trị tại Pháp và Đức, cùng với khả năng Mỹ áp thuế lên hàng xuất khẩu của châu Âu.

Trong tuyên bố sau cuộc họp, NHTW châu Âu cho biết tăng trưởng có thể đã chậm lại trong quý hiện tại, trong khi lạm phát dự kiến sẽ đạt trung bình 2,1% trong năm tới.

Triển vọng kinh tế châu Âu một lần nữa trở nên u ám. Tại Pháp, tình hình chính trị đang trở nên căng thẳng sau khi chính phủ sụp đổ tuần trước do bất đồng trong việc xử lý thâm hụt ngân sách. Điều này không chỉ đẩy chi phí vay nợ của nước này lên cao mà còn gây ra làn sóng lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng Euro.

Trong khi đó, Đức – động lực tăng trưởng chính của châu Âu – đang trong tình trạng trì trệ kéo dài từ trước đại dịch. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi lạm phát tăng tháng thứ hai liên tiếp, đạt 2,3% trong tháng 11, đặt ECB vào thế khó trong việc cân bằng giữa kích thích tăng trưởng và kiềm chế giá cả.

Áp lực đối với nền kinh tế châu Âu còn đến từ các yếu tố bên ngoài. Sự suy yếu của thị trường Trung Quốc – đối tác thương mại quan trọng của khu vực, cùng với giá năng lượng cao kéo dài do cuộc xung đột tại Ukraine đang gây tổn thương không nhỏ cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chưa kể, những đe dọa về thuế quan từ phía Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đang tạo thêm bất ổn cho triển vọng xuất khẩu của châu Âu.

Trước tình hình kinh tế còn nhiều bất định, ECB đang thận trọng với lộ trình điều chỉnh lãi suất trong thời gian tới. Ngân hàng trung ương này cho biết họ sẽ dựa vào dữ liệu kinh tế mới nhất để đưa ra quyết định tại từng cuộc họp, thay vì đưa ra cam kết cụ thể về việc cắt giảm lãi suất trong tương lai.

Cách tiếp cận thận trọng này phản ánh lo ngại của ECB về khả năng tình hình kinh tế có thể xấu đi ngoài dự kiến. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn đặt cược vào khả năng ECB sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, với dự báo lãi suất sẽ được hạ thêm 0,25 điểm phần trăm xuống còn 2,75% trong cuộc họp tháng 1 năm sau.

Các nhà đầu tư hiện kỳ vọng ECB sẽ cắt giảm lãi suất nhiều hơn đáng kể so với Fed hoặc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) trong những tháng tới. Họ dự báo lãi suất của ECB sẽ ở mức 1.75% vào mùa hè năm sau, thấp hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với Fed. Tất cả những điều này đang gây áp lực lên đồng Euro, đẩy nó xuống dưới 1,05 USD trong những ngày gần đây.

Theo TTXVN

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

OPEC+ lục đục: Nga và một quốc gia đang cân nhắc gia nhập BRICS bất ngờ mâu thuẫn, đẩy “quyền lực thống trị giá dầu” vào tình cảnh mông lung

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, những căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga, hai thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+, đang đẩy tổ chức này vào trạng thái bất ổn.

Tiếp tục đọc

Shell và Petronas tăng tốc các dự án dầu khí ngoài khơi tại Suriname

Shell dự kiến khoan 4 giếng dầu ngoài khơi vào năm 2025 tại lô 65, trong khi Petronas tìm kiếm nguồn tài nguyên khí mới tại lô 52 ở Suriname, nhấn mạnh tiềm năng năng lượng của quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp vận tải ‘đón đầu’ xu hướng giao thông xanh

Nhiều doanh nghiệp vận tải taxi ở miền Trung - Tây Nguyên đã chuyển đổi từ xe chạy xăng truyền thống sang sử dụng xe điện. Bình Định cũng là địa phương tiên phong phát triển giao thông xanh, hỗ trợ các hãng taxi chuyển đổi.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay