Những tín hiệu kinh tế trái chiều từ Trung Quốc

Những tín hiệu kinh tế trái chiều từ Trung Quốc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng nhẹ trong tháng 11/2024, trong khi doanh số bán lẻ gây thất vọng.

Container hàng hóa được bốc dỡ tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Các số liệu trái chiều này nêu bật những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi bước vào năm 2025, thời điểm quan hệ thương mại với Mỹ có thể xấu đi, trong khi tiêu dùng nội địa vẫn còn yếu.
Ông Julian Evans-Pritchard, Trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, nhận định nền kinh tế Trung Quốc dường như đã chậm lại trong tháng trước, bất chấp những tác động tích cực từ việc nới lỏng chính sách gần đây.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố ngày 16/12 cho thấy sản lượng công nghiệp tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 11/2024, tăng so với mức 5,3% của tháng 10. Kết quả này đã vượt qua dự báo tăng 5,3% trong một cuộc thăm dò của Reuters.
Tuy nhiên, doanh số bán lẻ, một thước đo của tiêu dùng, chỉ tăng 3,3% trong tháng trước, chậm hơn nhiều so với mức tăng 4,8% của tháng 10. Các nhà phân tích đã dự đoán mức tăng 4,6%.
Số liệu bán lẻ yếu hơn xuất hiện bất chấp sự thúc đẩy từ các chương trình khuyến mãi mua sắm trực tuyến lớn và các chương trình đổi cũ lấy mới được chính phủ trợ cấp, giúp tăng doanh số bán hàng trong các lĩnh vực bao gồm ô tô.
Đầu tư tài sản cố định cũng tăng chậm hơn, ở mức 3,3% trong tháng 1-11/2024 so với cùng kỳ năm trước, và so với mức tăng dự kiến là 3,4%.
Người phát ngôn của NBS, ông Fu Linghui, cho biết trong một cuộc họp báo rằng xu hướng phục hồi tiêu dùng không thay đổi và cần nhiều nỗ lực hơn để đảm bảo sự phục hồi kinh tế tiếp tục đến năm 2025.
Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương (CEWC) tuần trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết tăng thâm hụt ngân sách, phát hành trái phiếu để tài trợ vốn cho các chính quyền địa phương, cũng như tập trung hơn vào việc thúc đẩy nhu cầu nội địa, giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vượt qua những thách thức hiện nay và trở lại đà tăng trưởng ổn định
Hãng Reuters đưa tin các cố vấn chính sách đã khuyến nghị Trung Quốc duy trì mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm tới, trong đó một nhà kinh tế của chính phủ cho biết Trung Quốc có thể bù đắp tác động của thuế quan của Mỹ dự kiến đối với hàng xuất khẩu của mình bằng cách tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Một cuộc thăm dò gần đây của Reuters dự đoán Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,5% vào năm tới, khi thuế quan mới của Mỹ có khả năng khiến tăng trưởng giảm tới 1 điểm phần trăm.

Minh Hằng-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thị trường bất động sản tại Hà Nội: Chung cư vào “sóng” mới, đất nền giảm hấp dẫn

Đón đầu cơ hội tăng trưởng thị trường căn hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, với lượng hấp thụ lên tới 80-90%, nhiều chủ đầu tư đã ra hàng ngay từ quý IV-2024, thay vì năm 2025 như kế hoạch.

Tiếp tục đọc

Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024

Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ song phương.

Tiếp tục đọc

Năm 2024, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khoảng 420 nghìn tỷ đồng

Tổng cục Hải quan cho biết, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay