Năm 2024, nhóm Big 4 ‘bơm’ bao nhiêu tiền ra nền kinh tế?
Cuối tuần qua, các ngân hàng nhóm Big 4 đều đã có báo cáo sơ bộ tổng kết năm 2024. Qua đó, dù kinh tế khó khăn, nhưng cácngân hàng đều đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Các ngân hàng Big 4 gồm: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Cụ thể, theo thông tin từ BIDV, dự kiến đến hết 31/12/2024, các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng này “đều đạt kế hoạch Ngân hàng Nhà nước và đại hội đồng cổ đông giao”.
Trong đó, tổng tài sản vượt mốc 2,6 triệu tỷ đồng; tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam; dư nợ tín dụng đạt gần 2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 14%.
Vietcombank – một trong 4 ngân hàng thương mại Nhà nước khác – cũng cho biết đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024.
Dự kiến đến cuối năm 2024, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank ở mức 13%, đạt quy mô trên 1,4 triệu tỷ đồng.
Dự kiến đến cuối năm 2024, tăng trưởng tín dụng của nhà băng này ở mức 13%, đạt quy mô trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 2 triệu tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1%…
Trong nhóm Big 4, VietinBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt nhất. Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình cho hay, tính đến hết tháng 11/2024, tổng tài sản của ngân hàng ước đạt hơn 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2023. Huy động vốn năm 2024 của VietinBank đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 11,3% so với cuối năm 2023. Dư nợ tín dụng đạt mức tăng trưởng 14,2% so với năm 2023 (đến ngày 10/12 tăng 14,8%). Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,1%; tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức cao.
Năm 2024 cũng là năm đạt kết quả cao nhất của Agribank sau 4 năm thực hiện Phương án cơ cấu lại. Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng cho biết, dự kiến đến hết năm 2024, tổng tài sản của ngân hàng tăng 7,9% so với năm 2023; nguồn vốn đạt 2 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm; dư nợ đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023; nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng 1,6%, lợi nhuận trước thuế tăng 8%.
Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%, nếu tính trên cơ sở dư nợ đến hết năm 2023 khoảng 13,56 triệu tỷ đồng thì sẽ có khoảng 2 triệu tỷ đồng đưa vào nền kinh tế trong năm nay.
Như vậy, ước tính hết năm 2024, tổng dư nợ tín dụng nhóm Big 4 khoảng 7 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 44% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế (15,56 triệu tỷ đồng).
Những năm qua, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước triển khai rất nhiều chương trình, sản phẩm theo chủ trương và chính sách của Chính phủ, NHNN cũng như nhiều chương trình tín dụng lãi suất ưu đãi khác. Thực tế hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Nhà nước thấp hơn nhiều so với ngân hàng TMCP, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí hợp lý.
Tuy nhiên, muốn tăng tín dụng thì vốn tự có phải tăng tương ứng. Trong khi hiện nay, vốn tự có của các nhà băng này đang ở mức thấp. Do đó, nếu được tăng vốn kịp thời, các ngân hàng tiếp tục giữ vai trò chủ lực, chủ đạo cấp vốn cho nền kinh tế, nhất là phát huy vai trò “đầu đàn” dẫn dắt hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam.
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận