Không muốn chút nào, hàng loạt hãng xe châu Âu vẫn phải ngậm ngùi tăng giá xe xăng, giảm mạnh giá xe điện – hoá ra vì lý do này

Không muốn chút nào, hàng loạt hãng xe châu Âu vẫn phải ngậm ngùi tăng giá xe xăng, giảm mạnh giá xe điện – hoá ra vì lý do này

Nếu không đáp ứng được yêu cầu đạt ít nhất 20% thị phần xe điện, các hãng sản xuất xe có nguy cơ bị phạt nặng – có thể lên đến 15 tỷ euro.

Các nhà sản xuất ô tô châu Âu đang tăng giá xe chạy xăng và chuẩn bị giảm giá xe điện để chuẩn bị cho một thách thức: các quy định về khí thải nghiêm ngặt hơn. Điều này chắc chắn đe doạ đến lợi nhuận của họ trong bối cảnh toàn ngành đang gặp khó khăn.

Liên minh châu Âu (EU) sẽ hạ mạnh mức giới hạn khí thải carbon dioxide trên ô tô từ ngày 1/1/2025, nghĩa là ít nhất 1/5 tổng số doanh số bán hàng của các công ty ô tô phải là xe điện để tránh bị phạt nặng.

Cho đến nay, chỉ khoảng 13% tổng số xe được bán tại châu Âu là xe điện, theo dữ liệu từ nhóm vận động hành lang của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA). “Khoảng cách thực sự lớn”, Marc Mortureux, giám đốc nhóm vận động hành lang xe hơi Pháp PFA cho biết.

Các quy định chặt chẽ hơn được đưa ra khi ngành này phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất do doanh số bán hàng ảm đạm và sự cạnh tranh ngày càng tăng của ô tô Trung Quốc. Volkswagen, Stellantis và nhiều công ty khác đều phải đưa ra cảnh báo về lợi nhuận trong những tháng gần đây.

Mortureux cho biết, các công ty sẽ cần bán nhiều xe điện hơn – vốn tốn kém hơn để sản xuất so với xe xăng truyền thống. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị tại châu Âu bất ổn, chưa kể trợ cấp cho xe điện đang giảm.

Trong một dấu hiệu cho thấy mối quan ngại ngày càng tăng của các hãng xe, Tổng giám đốc điều hành của Stellantis Carlos Tavares đã đột ngột từ chức trong tháng này, một phần do bất đồng với hội đồng quản trị về cách giải quyết vấn đề này.

Trong bối cảnh chỉ còn vài tuần là đến hạn 1/1/2025, các chính trị giá châu Âu đang thúc giục Brusels xem xét lại các mục tiêu. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất ô tô vẫn phải bắt tay vào làm, mục tiêu là tránh các khoản phạt tiền có thể lên đến 15 tỷ euro.

Mức phạt một số hãng xe phải đối mặt nếu không đạt mục tiêu doanh phát thải carbon từ đầu năm 2025. 
VW, Stellantis và Renault đã tăng giá các mẫu xe xăng thêm vài trăm euro trong 2 tháng qua, trong một nỗ lực nhằm hạn chế nhu cầu cho các loại xe khí thải nặng và khiến các mẫu xe điện đắt tiền trở nên hấp dẫn hơn.

“Các nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu chiến lược định giá của họ để hướng nhu cầu về xe điện chạy pin nhằm đạt được mục tiêu khí thải CO2 và các khoản tiền phạt tiềm tàng”, Beatrix Keim thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ô tô cho biết.

Tháng trước, Peugeot thuộc Stellantis đã tăng giá tại Pháp cho tất cả mẫu xe tới 500 euro, ngoại trừ xe thuần điện. Renault tăng giá một số mẫu xe xăng như 300 euro (1,6%) cho mẫu Clio SCE 65 nhưng vẫn giữ nguyên giá của phiên bản hybrid. Peugeot mô tả mức giá mới là “tăng giá kinh tế” trong khi Renault cho biết việc tăng giá là bình thường trong vòng đời của một chiếc xe.

Theo các chuyên gia, chiến lược này có thể gây phản tác dụng. Việc tăng giá xe xăng giúp thu hẹp khoảng cách với các mẫu xe điện đắt tiền nhưng do thị trường tăng trưởng yếu, doanh số xe điện có thể sẽ gặp khó.

Doanh số bán xe tại châu Âu hiện thấp hơn khoảng 20% so với giai đoạn trước Covid. “Trên thực tế, việc tăng giá xe xăng cũng đồng nghĩa với cắt giảm sản lượng. Toàn bộ chuỗi giá trị và nhà cung cấp sẽ phải chịu thiệt hại vì điều này”, nguồn tin từ một hãng ô tô lớn cho hay.

Danh sách những mẫu xe điện có giá bán dưới 25.000 euro tại châu Âu.

Việc tăng giá xe xăng cũng sẽ tạo ra nguồn kinh phí để các hãng xe giảm giá xe điện, Denis Schemoul, nhà phân tích của S&P Global cho biết. Đây đóng vai trò là “khoản trợ cấp gián tiếp” cho người mua xe điện nhưng biên lợi nhuận có thể sẽ giảm.

VW, dự kiến bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đã giảm giá mẫu xe điện cỡ nhỏ ID3 tại một số thị trường những tháng gần đây, đưa giá xe xuống dưới 30.000 euro. Các chuyên gia cảnh báo mục tiêu về xe điện có thể khiến các nhà sản xuất châu Âu mất khoảng 7,6 tỷ USD trong năm nay.

Một lựa chọn khác được các nhà phân tích gợi ý là mua tín dụng từ những công ty chiếm thị phần lớn trên thị trường xe điện để giảm mức phát thải. Lựa chọn này có thể ít tốn kém hơn nhưng chắc chắn vẫn làm giảm lợi nhuận, vốn đã ít ỏi, của các hãng xe. Hy vọng lớn nhất của ngành vẫn là Brrussels sẽ nới lỏng các mục tiêu.

“Tôi không thể bán đủ xe điện và tôi bị phạt vì những chiếc xe xăng của mình. Họ muốn chúng tôi sản xuất cái gì, những chiếc xe ngựa kéo à”, Chủ tịch PFA Luc Chatel đã nói vào hồi tháng 10 trong khuôn khổ triển lãm Paris Motor Show.

Nguồn: Reuters

Đức Nam-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay