Tín hiệu mới từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

Tín hiệu mới từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, doanh thu hợp nhất năm 2024 của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước do Ủy ban quản lý ước đạt 2.030.572 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch năm và tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 111.692 tỷ đồng, bằng 158% kế hoạch năm và bằng 156% so với cùng kỳ.

Tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước đạt hơn 966.000 tỷ đồng. Ảnh: Khánh An

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Mobifone, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam… là những điểm sáng về hiệu quả hoạt động. Nhiều doanh nghiệp đang làm chủ đầu tư các dự án lớn, từng bước khẳng định vai trò tiên phong, mở đường trong đầu tư phát triển kinh tế.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thiết lập kỷ lục mới khi hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm về tổng doanh thu hợp nhất khi ước đạt hơn 966.000 tỷ đồng, vượt 32% kế hoạch năm, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của PVN ước đạt 48.900 tỷ đồng, vượt 2,2 lần kế hoạch năm. Lợi nhuận của PVN chiếm gần 44% tổng lợi nhuận của 19 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hiện hành.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sau nhiều năm thua lỗ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đã có lãi trở lại. Năm 2024, Vietnam Airlines ước doanh thu đạt 113.577 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế ước thực hiện 6.264 tỷ đồng, đạt 138,5% kế hoạch năm; nộp ngân sách 2.913 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch năm.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thì cho biết, năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của VNR đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó lĩnh vực vận tải đường sắt chịu nhiều thiệt hại bởi các nguyên nhân như sự cố sụt lở đất đá khi nhà thầu thi công cải tạo, sửa chữa hầm Bãi Gió, Chí Thạnh, cơn bão số 3 (Yagi), nhưng hiệu quả của VNR tiếp tục tăng trưởng so với năm 2023, vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. VNR dự kiến đạt 9.556,1 tỷ đồng doanh thu, vượt 6,2% kế hoạch và lợi nhuận trước thuế đạt 100% kế hoạch, ở mức 130,4 tỷ đồng.

Cũng là doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi bão Yagi (tháng 9/2024), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan. TKV ước tính doanh thu năm nay đạt 167.250 tỷ đồng, bằng 95,5% kế hoạch năm, lợi nhuận vượt 42% kế hoạch, đạt 6.230 tỷ đồng. Tập đoàn đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động và nộp NSNN theo kế hoạch đề ra; đặc biệt đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị: đảm bảo cung cấp đủ than cho sản xuất điện.

Một số doanh nghiệp nhà nước khác có hiệu quả tích cực, như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đạt 2.873 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (vượt 5% kế hoạch), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đạt 9.980 tỷ đồng (vượt 6,4%), Tổng công ty Viễn thông MobiFone ước đạt 2.048 tỷ đồng (vượt 20,6% kế hoạch).

Với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), dù chưa công bố ước tính con số tài chính năm 2024 nhưng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm nay đã vượt kế hoạch cả năm đề ra, đạt gần 3.200 tỷ đồng (vượt 10,3% kế hoạch).

Trong số các doanh nghiệp công bố kết quả 9 tháng đầu năm, Tổng công ty Lương thực Miền Nam ghi nhận lãi ròng 27,5 tỷ đồng, mới hoàn thành 40% kế hoạch. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đạt lợi nhuận sau thuế 2.705 tỷ đồng, hoàn thành 78,7% kế hoạch; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam lãi ròng 321 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch… Từ hiệu quả kinh doanh tích cực của năm 2024, giá trị nộp Ngân sách Nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 206.206 tỷ đồng, bằng 153% kế hoạch năm và bằng 105% so với cùng kỳ

Hiệu quả hoạt động của một số DNNN năm 2024 – (Nguồn: Thông tin từ Website của VIMC, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Đơn vị tính: tỷ đồng)

Liên quan đến hoạt động đầu tư, năm 2024, giá trị thực hiện đầu tư hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty ước khoảng 160.000 tỷ đồng, bằng 130% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, một số dự án trọng điểm đã hoàn thành như Dự án đường dây 500 kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I – Phố Nối, đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối… Một số dự án khác đang được triển khai như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER) làm chủ đầu tư, tiến độ đạt khoảng 73%; chuỗi Dự án điện – khí lô B (đạt khoảng 64%). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (đạt khoảng 87%); Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng (đạt khoảng 97%); Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (đạt khoảng 120%).

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (tiến độ đạt khoảng 81%); Công ty CP Cảng Hải Phòng Công ty con của VIMC đang làm chủ đầu tư Dự án xây dựng các bến container số 3, 4 tại Lạch Huyện, Hải Phòng (tiến độ đạt khoảng 54%)…

Giá trị nộp Ngân sách Nhà nước năm 2024 của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 206.206 tỷ đồng, bằng 153% kế hoạch năm và bằng 105% so với cùng kỳ.

Tại cuộc làm việc với khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giữa năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là khu vực kinh tế có tỷ trọng đóng góp lớn vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Chẳng hạn, việc khai thác nguồn vốn, tài sản chưa tương xứng với những gì được được giao; chưa thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác. Năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều bất cập, còn lạc hậu so với xu thế phát triển; công tác điều hành quản trị kinh doanh chưa được đổi mới nhiều, chưa thực sự hướng theo các nguyên tắc, thông lệ quốc tế, phù hợp kinh tế thị trường hiện đại…

Thủ tướng thúc đẩy các DNNN triển khai hiệu quả các đề án cơ cấu lại, chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển hàng năm và 5 năm đã được phê duyệt; xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án dở dang, chậm tiến độ nhiều năm… Cùng với đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh, ưu tiên hình thành, phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng có lợi thế cạnh tranh, khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hoàng Việt

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

OPEC+ lục đục: Nga và một quốc gia đang cân nhắc gia nhập BRICS bất ngờ mâu thuẫn, đẩy “quyền lực thống trị giá dầu” vào tình cảnh mông lung

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, những căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga, hai thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+, đang đẩy tổ chức này vào trạng thái bất ổn.

Tiếp tục đọc

Shell và Petronas tăng tốc các dự án dầu khí ngoài khơi tại Suriname

Shell dự kiến khoan 4 giếng dầu ngoài khơi vào năm 2025 tại lô 65, trong khi Petronas tìm kiếm nguồn tài nguyên khí mới tại lô 52 ở Suriname, nhấn mạnh tiềm năng năng lượng của quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp vận tải ‘đón đầu’ xu hướng giao thông xanh

Nhiều doanh nghiệp vận tải taxi ở miền Trung - Tây Nguyên đã chuyển đổi từ xe chạy xăng truyền thống sang sử dụng xe điện. Bình Định cũng là địa phương tiên phong phát triển giao thông xanh, hỗ trợ các hãng taxi chuyển đổi.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay