Kinh tế Nga ‘khó chồng khó’: Tuyến đường vận chuyển sang đối tác quan trọng nhất bị đình trệ, hàng trăm nghìn tấn hàng hoá ‘tê liệt’

Kinh tế Nga ‘khó chồng khó’: Tuyến đường vận chuyển sang đối tác quan trọng nhất bị đình trệ, hàng trăm nghìn tấn hàng hoá ‘tê liệt’

Nga đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trong hoạt động vận chuyển hàng hoá đến Trung Quốc thông qua mạng lưới đường sắt quy mô lớn ở phía đông. Đây là một dấu hiệu cho thấy những thách thức với nền kinh tế của Nga đang ngày càng gia tăng.

Theo hãng thông tấn TASS, tuần trước, Tổng công ty Đường sắt Nga (RR) – hãng vận tải nhà nước chịu trách nhiệm về mọi hoạt động vận tải đường sắt trên khắp cả nước, đã phê duyệt việc cắt giảm 30% chương trình đầu tư trong năm tới. Nguyên nhân là do chi phí đi vay tăng cao. 

Việc đẩy mạnh buôn bán các loại hàng hoá liên quan đến mục đích quân sự cũng đang khiến vấn đề trở nên căng thẳng hơn, vì các lệnh trừng phạt vẫn gây sức ép lên các khoản thanh toán xuyên biên giới. Cùng với các vấn đề về logistics, quá trình vận chuyển hàng hoá như than và nhôm đã bị chậm lại. 

Hãng nghiên cứu có trụ sở tại Moscow, MMI Research, cho biết hoạt động vận chuyển qua đường sắt giữa Nga và Trung Quốc đang “trải qua giai đoạn sụt giảm sâu nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 trong năm nay và xu hướng này vẫn tiếp tục.”

Công ty này nhận định thêm: “Chúng tôi cho rằng nguyên nhân đến từ nhu cầu trong lĩnh vực quân sự – với các lô hàng này được ưu tiên nhiều hơn, và các vấn đề ngày càng trầm trọng hơn với đội tàu đường sắt.”

Thực trạng này càng thể hiện rõ những căng thẳng đối với Moscow, khi xung đột với Ukraine đang kéo dài sang năm thứ 3. Cuối tuần trước, ngân hàng trung ương Nga đã giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức kỷ lục là 21%, trong khi tìm cách hạ nhiệt nền kinh tế đang tăng trưởng nóng. 

Đối với RR, triển vọng không mấy tích cực. Thường đi vay trên thị trường công để đầu tư, hãng vận tải này hiện phần lớn đã đóng cửa do chịu ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngoài ra, hỗ trợ từ phía chính phủ cũng bị hạn chế vì Moscow ưu tiên ngân sách cho quốc phòng. 

Trong những năm gần đây, Nga giao thương nhiều hơn với châu Á, sử dụng mạng lưới đường sắt Eastern Polygon nhiều hơn. Tuyến đường ray dài 14.000 km thuộc tuyến đường sắt này được nối với 2 tuyến đường sắt dài nhất của Nga (tuyến xuyên Siberia nối Moscow với Thái Bình Dương) và tuyến chính Baikal-Amur chạy từ Siberia đến Viễn Đông. 

Mạng lưới này từ lâu đã rơi vào tình trạng quá tải do sự chậm trễ trong quá trình bốc dỡ hàng hoá và cơ sở hạ tầng kém hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề càng khó khăn hơn nữa khi khối lượng thương mại của Moscow với châu Á đẩy nhu cầu vận chuyển đến và đi từ Nga. Nhu cầu đối tuyến đường sắt này vượt xa khả năng vận hành của hệ thống, dù Nga đã chi hàng tỷ USD để nâng cấp. 

Hồi tháng 2, ông Putin đã đưa ra kế hoạch mở rộng năng lực vận chuyển với mạng lưới. Dẫu vậy, những khó khăn của nền kinh tế Nga đang là rào cản cho hãng vận tải đường sắt quốc gia. Theo MMI Research, khối lượng vận chuyển của RR đã giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước tính đến tháng 11.

Công ty hiện đang cân nhắc cắt giảm 1/3 chương trình đầu tư đến năm 2030, xuống còn 7,9 nghìn tỷ rúp (77 tỷ USD), theo hãng tin Kommersant. Thậm chí, Bộ Kinh tế Nga còn đề xuất cắt giảm mạnh hơn. Bộ này cũng đề xuất cắt giảm chi tiêu cho việc mở rộng tuyến Eastern Polygon xuống còn khoảng 15% so với mức đưa ra ban đầu. 

Những khó khăn của nền kinh tế Nga cùng với việc thiếu các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sắt đang bắt đầu tác động đến các tuyến hàng hoá phía đông. 

Một số công ty khai thác than không thể vận chuyển như kế hoạch do tình trạng tắc nghẽn trên tuyền đường sắt. Trong khi đó, United Co. Rusal International PJSC, nhà sản xuất nhôm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, đang phải tích trữ hàng trăm nghìn tấn hàng tồn kho tại các nhà máy luyện nhôm ở Siberia vì không kịp giao hàng.

Trước năm 2022, Rusal – công ty không phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh, ít khi bán nhôm cho thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, công ty đã chuyển hướng một phần sang châu Á. Hiện tại, Rusal bán hơn 1 triệu tấn, tương đương 1/3 sản lượng hàng năm, tại đại lục. 

Tổng hợp

An Chi-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thấy gì qua con số giải ngân FDI trên 25 tỷ USD năm 2024, cao nhất 6 năm qua

Năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài hiện hữu đã tăng mạnh vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam, ước đạt gần 25,4 tỷ USD, tăng 9,4%, cho thấy dòng vốn FDI đang tăng trưởng ngày càng thực chất.

Tiếp tục đọc

Hà Tĩnh: Điểm sáng trong giải ngân đầu tư công

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Hà Tĩnh vẫn đạt được kết quả vượt bậc trong giải ngân đầu tư công. Thống kê cho thấy, năm 2024, Hà Tĩnh đã giải ngân vốn đầu tư công được khoảng 7400 tỷ đồng, đạt hơn 165% kế hoạch Thủ tướng giao, đứng thứ 2/63 tỉnh thành.

Tiếp tục đọc

Tổng thống Mỹ Joe Biden bảo vệ các thảnh quả kinh tế trước khi kết thúc nhiệm kỳ

10 ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những thành tựu kinh tế mà đất nước đạt được trong 4 năm qua.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay