Tín Thành Group: Nhận vốn ngoại 270 triệu USD, ‘nợ’ BHXH 5,7 tỷ đồng

Tín Thành Group: Nhận vốn ngoại 270 triệu USD, ‘nợ’ BHXH 5,7 tỷ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn Tín Thành bị Bảo hiểm Xã hội TP.HCM xử phạt 165 triệu đồng vì chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm Xã hội TP. HCM (BHXH TP. HCM) vừa công bố danh sách các đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); số liệu tính đến ngày 16/12/2024.

Theo danh sách công khai của BHXH TP. HCM có sự xuất hiện của Công ty cổ phần Tập đoàn Tín Thành (Tập đoàn Tín Thành), địa chỉ tại số 71 Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM.

Tập đoàn Tín Thành có số tiền chậm đóng là hơn 5,74 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã bị xử phạt tại quyết định xử phạt ngày 31/10/2024 với số tiền 165 triệu đồng. Theo BHXH TP. HCM, doanh nghiệp này đã nộp hơn 148 triệu đồng tiền chậm nộp đã khắc phục.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Tập đoàn Tín Thành tiền thân là Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành, được thành lập vào ngày 3/9/2009. Công ty có địa chỉ tại số 71 Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM.

Người đại diện theo pháp luật là Trần Đình Quyền, sinh năm 1960, chức vụ Chủ tịch HĐTV. Tổng số lao động theo đăng ký thuế lúc này là 5 người.

Vốn điều lệ của công ty ban đầu là 108 tỷ đồng. Thành viên góp vốn gồm: Trần Đình Quyền góp 86,4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 80%) và Nguyễn Thị Thanh Huyền góp 21,6 tỷ đồng (tỷ lệ 20%).

Đến tháng 1/2017, công ty nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Thành viên góp vốn gồm: Trần Đình Quyền góp 160 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 80%) và Nguyễn Thị Thanh Huyền góp 40 tỷ đồng (tỷ lệ 20%).

Cổ đông góp vốn tại Tập đoàn Tín Thành

Tới tháng 9/2017, công ty đổi tên thành Công ty Tập đoàn Tín Thành. Đến tháng 6/2018, công ty tiếp tục đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Tín Thành. Người đại diện theo pháp luật là Trần Đình Quyền, sinh năm 1960, chức vụ Chủ tịch HĐQT. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất nồi hơi.

Đồng thời, công ty cũng nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn gồm: Nguyễn Thị Thanh Hiền góp 40 tỷ đồng (tỷ lệ 16%); Nguyễn Thị Bích Hoài góp 25 tỷ đồng (tỷ lệ 10%) và Trần Đình Quyền góp 185 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 74%).

Đến tháng 5/2019, công ty tăng vốn điều lệ từ 250 tỷ lên 350 tỷ đồng. Cổ đông góp vốn không được đề cập. Ngày 25/10/2021, công ty lại tăng vốn lên 382 tỷ đồng và tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 432 tỷ đồng vào tháng 4/2022.

Theo giới thiệu trên website, Tập đoàn Tín Thành hoạt động trong các lĩnh vực: môi trường, nhiên liệu, năng lượng và nông nghiệp công nghệ cao.

Lãnh đạo Tập đoàn Tín Thành và Quỹ tài trợ vốn Anderson Management Capital trao hợp đồng ký kết tài trợ vốn

Gần đây nhất, Tập đoàn Tín Thành và Quỹ tài trợ vốn Anderson Management Capital đã ký kết hợp đồng tín dụng tổng trị giá 270 triệu USD để khai thác các dự án chuyển đổi năng lượng.

Theo đó, Quỹ tài trợ vốn Anderson Management Capital tài trợ gói tín dụng này để Tập đoàn Tín Thành triển khai 3 dự án: Khu liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao lương Tín Thành – sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị tại tỉnh Phú Yên; Dự án Nhà máy điện sinh khối 15MW Đà Nẵng và Dự án tái chế lốp xe tại South Carolina (Mỹ).

Minh Đức

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TNG: Tổng giám đốc TNG mua vào 1 triệu cổ phiếu

Với việc mua vào 1 triệu cổ phiếu TNG trong thời gian từ 02-27/12/2024, ông Nguyễn Đức Mạnh đã nâng sở hữu lên 8,83% vốn TNG, tương đương 10,83 triệu cổ phiếu.

Tiếp tục đọc

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xác lập kỷ lục chưa từng có tại Việt Nam

Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp Đức phá sản cao nhất kể từ năm 2009

Trong quý 4/2024, Đức ghi nhận số vụ phá sản doanh nghiệp cao nhất kể từ năm 2009 do kết thúc nhiều năm lãi suất cực thấp và việc chấm dứt các khoản trợ cấp của chính phủ cho doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay