Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.

Đổi thay Phủ Quỳ

Ði dọc theo đường Hồ Chí Minh hôm nay, du khách gần xa có thể nhận thấy sự thay đổi của vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ với những cánh đồng cỏ mombasa ngút tầm mắt trên diện tích lên tới 2.230ha.

Hay những vùng nguyên liệu trồng ngô, hoa hướng dương trải dài bát ngát; những nhà máy, trang trại quy mô, bề thế với các thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ cao đang vận hành.

Canh tác công nghệ cao trên những cánh đồng nguyên liệu của TH true MILK.

Đó là những thành quả hiện hữu từ dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi sạch TH true MILK sau gần 15 năm Tập đoàn TH đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Đến nay, trên mảnh đất này đã hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao khép kín “Từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch”, quy mô đàn bò gần 70.000 con, trong đó có nhà máy sữa hiện đại với diện tích xây dựng 5,2ha, công suất chế biến đã đạt mốc hơn 1 triệu lít sữa/ngày

TH áp dụng một quy trình sản xuất khép kín “Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch”.

Đáng chú ý, TH còn hướng dẫn, liên kết với người nông dân trồng ngô, cỏ theo tiêu chuẩn canh tác sạch, bao tiêu sản phẩm, mỗi năm thu mua nguyên liệu với tổng giá trị trên 100 tỷ đồng của hàng nghìn nông dân trong vùng dự án.

Đứng giữa cánh đồng ngô bạt ngàn đang vào vụ thu hoạch, ông Lý Hồng Dương – nông dân xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An – cho biết, gia đình có 6ha đất, đã dành 5ha để trồng ngô sinh khối bán cho trang trại bò sữa TH true MILK.

Ông Lý Hồng Dương – nông dân xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 

“Trước đây, chúng tôi cũng trồng ngô lấy hạt, mỗi năm chỉ được 1-2 vụ. Trồng xong phải bẻ bắp, phơi khô, tách hạt rồi lại phơi… rất nhiều công đoạn nhưng giá cả trồi sụt, lúc lên lúc xuống. Bây giờ, trồng bán cả cây cho TH nên ổn định hơn”, ông Dương nói.

Bí thư Huyện ủy Nghĩa Đàn Phạm Chí Kiên chia sẻ rằng sau hơn một thập kỷ từ khi các nhà máy của TH được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, huyện Nghĩa Đàn đã “thay da đổi thịt”.

Các dự án của TH đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế của huyện Nghĩa Đàn.

“Với việc liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các trang trại, nhà máy của TH để phục vụ chăn nuôi bò sữa hay sản xuất đường, người nông dân có việc làm ổn định và thu nhập ngày càng cao, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện”, ông Kiên nói và dẫn chứng từ một vùng đất khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo lên tới 23% thì đến nay số hộ nghèo của huyện Nghĩa Đàn chỉ còn 6,4%.

Quy trình sản xuất khép kín từ đồng cỏ đến ly sữa

Dẫn chúng tôi thăm nhà máy chế biến sữa tươi sạch nằm ngay bên đường mòn Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc sản xuất Nhà máy sữa tươi sạch TH cho biết, nơi đây có vị trí giao thông thuận lợi giúp vận chuyển sản phẩm đi khắp cả nước đồng đều và nhanh chóng nhất.

Nhà máy được thiết kế với công suất ban đầu 500 triệu lít sữa/năm, những năm gần đây đã được mở rộng và tăng công suất, đến đầu năm 2024 ghi nhận đạt 1 triệu lít sữa tươi/ngày. Việc gia nhập “câu lạc bộ 1 triệu lít” chỉ sau 14 năm thành lập là “tốc độ chưa từng có trong lịch sử ngành sữa thế giới” theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, đặc biệt là khi nguồn sữa nguyên liệu lại đồng nhất với một nguồn duy nhất là sữa tươi từ trang trại tập trung.

Nhờ ứng dụng công nghệ cao, tự động hoá, sản phẩm có thể giữ được dưỡng chất và hương vị tự nhiên trong thời hạn sử dụng của sản phẩm mà không dùng chất bảo quản.

Ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết, toàn bộ quy trình từ khi sữa được vắt ra tới khi đến nhà máy sản xuất, sữa tươi nguyên liệu hoàn toàn không tiếp xúc với không khí. Đây là yếu tố quan trọng kiểm soát chất lượng sữa, khác biệt lớn giữa mô hình chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi bò sữa nông hộ.

Nhà máy xử lý chất thải không mùi – hình mẫu của mô hình kinh tế xanh

Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung của TH nằm ở vùng hạ lưu sông Sào trên cao nguyên Phủ Quỳ. Con sông hiền hòa trở thành mạch nguồn tự nhiên khởi sinh, nuôi dưỡng và tạo nên sức sống mới cho vùng đất miền Tây xứ Nghệ. Năm 2011, nhà máy xử lý nước sinh hoạt đầu tiên của TH hoàn thành và đưa vào vận hành đã giúp tập đoàn tự chủ được nguồn nước trong sản xuất.

Hiện tại, TH đang sở hữu 3 nhà máy nước sinh hoạt với tổng công suất 14.500m3/ngày đêm. Các nhà máy được sử dụng công nghệ lọc Amiad – Israel –  công nghệ xử lý nước sinh hoạt hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay, tự động 100%.

TH xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ và chất nệm nền chuồng, một dấu ấn rõ nét của kinh tết tuần hoàn.

Ông Phạm Vinh Sơn – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phân bón xanh – mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất xanh, tuần hoàn và bảo vệ môi trường của Tập đoàn TH – cho biết: Chất thải từ quá trình chăn nuôi sau khi được xử lý đạt chuẩn trở thành chất đệm sinh học phục vụ trang trại và làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ quay trở lại phục vụ các cánh đồng nguyên liệu cũng như cung ứng ra thị trường. Nhờ quy trình này cùng hàng loạt sáng kiến, Tập đoàn đã giảm thiểu được từ 60-70% phát thải khí metan so với các biện pháp thông thường.

Ngoài ra, trang trại bò sữa tại Nghệ An được đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời và chính thức hòa lưới điện quốc gia từ cuối năm 2020. Dự án này đã và đang mang lại nhiều lợi ích về giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần giảm tải hiệu quả cho lưới điện quốc gia.

Hệ thống pin mặt trời với khoảng 1.500 tấm lắp đặt trên mỗi mái chuồng trang trại, ngoài việc hấp thụ năng lượng mặt trời còn có tác dụng giảm bức xạ nhiệt.

Ông Cao Minh Hòa –  Giám đốc kỹ thuật Nhà máy sữa tươi sạch TH – cho biết mỗi năm hệ thống pin mặt trời sản xuất hơn 7 triệu kWh. Theo tính toán, năng lượng chuyển hóa từ quang năng sang điện năng của hệ thống pin mặt trời ở trang trại giúp giảm phát thải tương đương trên 5.000 tấn CO2.

Nếu tính chi phí theo đơn giá điện mua vào, với sản lượng điện tự sản xuất được như hiện nay, mỗi năm đơn vị này đang tiết kiệm hơn 10 tỷ đồng.

Đặc biệt, theo ông Hòa, nhiệt độ chuồng nuôi có lắp tấm pin năng lượng mặt trời trên mái luôn thấp hơn 4 – 5 độ C so với chuồng không lắp, mang lại sự mát mẻ dễ chịu cho bò sữa.

Áp dụng đồng bộ các giải pháp, TH giảm hơn 600 tấn nhựa mỗi năm, tương đương tiết kiệm khoảng 16 tỷ đồng.

Với mục tiêu phát triển bền vững, Tập đoàn TH cũng đã nỗ lực giảm nhựa trong quá trình sản xuất như: thay thế túi nilon, thìa sữa chua từ nhựa dùng một lần bằng túi, thìa làm bằng nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường; cắt giảm lượng thìa sữa chua tặng kèm sản phẩm; bỏ hoàn toàn màng co nắp chai nước tinh khiết; giảm trọng lượng chai nhựa; giảm độ dày mác chai,… Áp dụng đồng bộ các giải pháp trên, TH giảm hơn 600 tấn nhựa/năm, tương đương tiết kiệm khoảng 16 tỷ đồng.

Ngoài ra, TH đã triển khai các chương trình thu gom vỏ hộp sữa từ năm 2022. Vỏ hộp sữa sau khi thu gom sẽ được chuyển tới các đơn vị tái chế chuyên nghiệp và “tái sinh” thành các sản phẩm, vật dụng mới như tấm mái lợp, bàn ghế học sinh…

Với nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, lượng phát thải khí nhà kính tại Nhà máy Sữa TH giảm mạnh theo từng năm. Riêng năm 2023, phát thải khí nhà kính giảm xuống còn 0,09kg CO2/đơn vị sản phẩm – mức thấp vượt trội so với các nhà máy sữa ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Tính chung đến nay, với cam kết đi đôi với hành động hướng tới Net Zero, các nhà máy của TH đã có nhiều sáng kiến giúp giảm đến 85% phát thải khí nhà kính so với trước đây, đồng thời bớt hàng trăm tấn nhựa mỗi năm.

Thơ Thơ

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VCB: Báo lãi 41.000 tỷ đồng, nợ xấu ở mức 0,97%

Kết thúc năm 2024, Vietcombank tiếp tục tăng trưởng cao với lợi nhuận sau thuế ước đạt 41.000 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Loạt thương hiệu Việt đình đám vào tay người Thái: SCG lãi gấp 3 lần với Nhựa Bình Minh trong khi Thaibev tạm lỗ 3,5 tỷ USD với Sabeco

Rót hàng tỷ USD vào các thương hiệu nổi tiếng từ bia, bán lẻ, đến vật liệu xây dựng, tài chính, ..., các ông chủ lớn người Thái đang nắm quyền chi phối nhiều doanh nghiệp top đầu ngành của Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Ngành du lịch Việt Nam được dự báo phát triển “đột biến”

Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông tin từ báo chí địa phương dự báo Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ phát triển “đột biến” trong lĩnh vực du lịch khi tầng lớp trung lưu tăng lên.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay