Bà Vũ Ngọc Anh làm Tổng giám đốc LPBS

Bà Vũ Ngọc Anh làm Tổng giám đốc LPBS

Trước khi gia nhập LPBS, bà Ngọc Anh đã giữ vị trí lãnh đạo quan trọng tại nhiều tổ chức tài chính.

Mới đây, Công ty CP Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông bất thường với nhiều nội dung quan trọng được thông qua.

Theo đó, LPBS đã thông qua việc miễn nhiệm hai thành viên HĐQT gồm ông Nguyễn Đức Quân Tùng và ông Yew Teong Soon Alan theo nguyện vọng cá nhân. Ngược lại, hai thành viên được bầu bổ sung là ông Hoàng Duy Hiển và bà Nguyễn Thị Kiều Anh.

Trong đó, ông Hoàng Duy Hiển sinh năm 1977, có trình độ Kỹ sư Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các ngân hàng như Giám đốc, Phó giám đốc Khối Công nghệ thông tin tại LPBank và trước đó là Giám đốc Chi nhánh Hà Nội – Công ty CP Giải pháp quản lý SSG.

Còn bà Nguyễn Thị Kiều Anh sinh năm 1983, có trình độ Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Học viện Ngân hàng. Bà có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các vị trí quan trọng trong các tổ chức tài chính – ngân hàng như Trợ lý Chủ tịch HĐQT LPBank giai đoạn 2023-2024 và trước đó là Giám đốc Khu vực Hai Bà Trưng và Giám đốc Chi nhánh Vũ Trọng Phụng của VPBank.

Đánh giá về nhân sự cao cấp mới, LPBS cho biết: “Đây là bước đi quan trọng nhằm củng cố đội ngũ lãnh đạo cấp cao cho công ty, hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Bên cạnh đó, ngay sau khi đại hội bất thường kết thúc, HĐQT LPBS tiến hành họp và thống nhất bổ nhiệm bà Vũ Ngọc Anh giữ chức danh tổng giám đốc thay ông Nguyễn Đức Quân Tùng.

Bà Vũ Ngọc Anh nhận quyết định bổ nhiệm vị trí tổng giám đốc LPBS. Ảnh: LPBS

Được biết, bà Ngọc Anh sinh năm 1986, từng tốt nghiệp Cử nhân Khoa Kinh tế đối ngoại, chuyên ngành tiếng Nhật tại Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

Trước khi gia nhập LPBS, bà Ngọc Anh đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng tại nhiều tổ chức tài chính như Giám đốc Khối Bán lẻ tại Chứng khoán SSI; Giám đốc Trung tâm Phân khúc Khách hàng trung lưu và sản phẩm huy động tại VPBank.

Đổi tên, cập nhật kế hoạch tài chính

Bên cạnh dàn nhân sự cấp cao mới, đại hội bất thường cũng đã thông qua một số nội dung quan trọng như đổi tên thành Công ty CP Chứng khoán LPBank, viết tắt LPBS; ban hành phụ lục sửa đổi, bổ sung điều lệ; thông qua hạn mức đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc và vay vốn tại LPBank.

Về đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, hạn mức được thông qua là tối đa 5.500 tỷ đồng tính theo mệnh giá, trong đó giá trị thực hiện từng giao dịch mua bán nhỏ hơn 10% giá trị tổng tài sản được ghi nhận trong Báo cáo tài chính gần nhất.

Còn với khoản vay vốn tại LPBank, hạn mức tín dụng được thông qua là 5.000 tỷ đồng.

Hiện LPBank chính là bên sở hữu trực tiếp 5,5% vốn và là một trong bốn cổ đông lớn tại LPBS tính đến 30/06/2024, đồng thời, cố vấn cấp cao ban điều hành LPBank cũng chính là Chủ tịch HĐQT LPBS – ông Phạm Phú Khôi.

Theo báo cáo tài chính quý III, LPBS ghi nhận quy mô tổng tài sản gần 4.070 tỷ đồng, gấp gần 15 lần so với đầu năm sau khi thực hiện tăng vốn thành công lên 3.888 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản cho vay ký quỹ khoảng 3.000 tỷ đồng.

Dũng Phạm

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

ICN: Dầu khí IDICO ước lãi hơn 240 tỷ trong 2024, gấp 3,6 lần năm trước

IDICO – CONAC ước doanh thu năm 2024 đạt hơn 640 tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm 2023; lãi sau thuế hơn 241 tỷ đồng, gấp 3,6 lần.

Tiếp tục đọc

CNN Indonesia: “VinFast năm 2024 – Số một thị trường nội địa, bứt phá toàn cầu”

Theo CNN Indonesia, với sự lèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên khắp thế giới.

Tiếp tục đọc

Nhiều dự án thủy điện, điện gió ở Quảng Trị chậm tiến độ

Cơ quan chuyên môn đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các dự án điện gió, thủy chậm tiến độ phải ký quỹ đảm bảo đầu tư.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay