Nỗ lực tháo gỡ “điểm nghẽn”, ngành GTVT dẫn đầu về giải ngân đầu tư công

Nỗ lực tháo gỡ “điểm nghẽn”, ngành GTVT dẫn đầu về giải ngân đầu tư công

Năm 2024, ngành GTVT được giao tổng số vốn đầu tư rất lớn, hơn 75.480 tỷ đồng; chuẩn bị đầu tư và khởi công 19 Dự án, trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng quốc gia, phối hợp với các địa phương trong công tác chuẩn bị đầu tư khởi công 11 dự án đường bộ cao tốc. Với phương châm hành động “Kỷ cương, trách nhiệm; chủ động, kịp thời; tăng tốc, sáng tạo; hiệu quả, bền vững”, tới nay ngành GTVT đã hoàn thành các nhiệm vụ.

Tính đến hết tháng 11/2024, Bộ GTVT giải ngân khoảng 52.750 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch, cao hơn mức trung bình cả nước (60,4%). Trong khi đó, mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã được Bộ GTVT nêu rất rõ, phải đạt ít nhất 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức như GPMB, nguồn vật liệu, nhưng các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành đang tập trung trên các công trường tập trung nhân lực, vật lực, thi công ngày đêm để hoàn thành kế hoạch giải ngân của năm (thời hạn đến 31/1/2025) như mục tiêu đề ra.

Đặc biệt là sự tích cực, chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp đã gắn bó với ngành GTVT. Xác định đây là những công việc khó khăn, thử thách nhưng rất đáng tự hào, ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần giao thông Phương Thành – doanh nghiệp gắn bó với ngành GTVT hơn 30 năm qua cho biết: “Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng, cơ bản các gói thầu trên các tuyến cao tốc đều tranh thủ thời tiết thuận lợi để thi công, đảm bảo tiến độ. Đối với các dự án không phải phụ thuộc vào mặt bằng và vật liệu thì đang triển khai quyết liệt.

Ngành GTVT có nhiều khó khăn nhưng cũng không ít thuận lợi. Thuận lợi lớn nhất là khi Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới phát triển hạ tầng, dành nguồn vốn lớn để đầu tư hạ tầng. Các doanh nghiệp cũng có cơ hội, tập trung thi công hàng loạt các dự án cao tốc, phấn đấu đạt mục tiêu 5.000 km vào năm 2030″.

Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. (Ảnh minh họa: KT)

Xác định nhiệm vụ thi công các tuyến cao tốc ĐBSCL là vinh dự, là trọng trách cần tập trung, nỗ lực hoàn thành, vì mục tiêu “đại lộ, đại phú” như mong ước bao đời nay của người dân, ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận nhìn nhận: “Đối với khu vực phía Nam, sau khi hoàn thành cao tốc đầu tiên Sài Gòn – Trung Lương dài 40 km đầu tiên của cả nước. Mười mấy năm sau, chúng ta hoàn thành Trung Lương – Mỹ Thuận dài 90 km. Với sự mong mỏi của người dân và doanh nghiệp rất lớn đối với hệ thống giao thông. Sau khi hoàn thành tiếp 23 km gần đây thì TP.HCM đi Cần Thơ dài 120 km.

Tới đây, Ban Mỹ Thuận đang triển khai dự án Cần Thơ – Cà Mau và các trục cao tốc ngang. Với toàn bộ hơn 300 km cao tốc khu vực này hoàn thành, đáp ứng mong mỏi của người dân và góp phần rất lớn vào hoàn thiện mạng lưới giao thông, góp phần phát triển kinh tế – xã hội”.

Nhìn lại năm 2024, tiến độ các dự án về cơ bản được đảm bảo. Có được kết quả này, ngoài công tác chủ động chuẩn bị về mặt bằng, về nguồn vật tư, vật liệu, để đạt tiến độ và chất lượng giải ngân cao so với trung bình cả nước, ngành GTVT đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Ví dụ tại dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, các đơn vị liên quan nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian gia tải nền đất yếu song hành với bảo đảm chất lượng. Đồng thời tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc về mặt bằng ở một số dự án điển hình như cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Trong thực tế, để thi công các tuyến cao tốc đảm bảo tiến độ, thì năng lực của các doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng.

Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. (Ảnh minh họa: KT)

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Chủ tịch HĐTV, TGĐ Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Bộ Quốc phòng nêu kinh nghiệm khi triển khai các dự án cao tốc quan trọng của đất nước: “Chúng tôi đúc rút kinh nghiệm rằng, doanh nghiệp phải có đủ thực lực, vừa con người, vừa vốn, vừa thiết bị. Khi chúng tôi cần tập trung nguồn lực, thiết bị, con người thì chúng tôi phải điều động triển khai đồng loạt để đảm bảo tiến độ. Phải nâng cao năng lực quản lý, điều hành thì mới đảm bảo tiến độ các dự án đường cao tốc”.

Một ví dụ khác về sự phối hợp đồng bộ để tháo gỡ các “nút thắt” đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, là dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: Dự án thành phần 1 và dự án thành phần 3 do địa phương làm chủ đầu tư trong khi Bộ GTVT làm chủ đầu tư dự án thành phần 2 – với tư cách là bộ chuyên ngành, dù khó khăn, vướng mắc đến đâu, lãnh đạo Bộ cũng cam kết phải làm tốt nhất dự án này.

Nhìn nhận về kết quả giải ngân đã đạt được và các giải pháp tiếp tục được tập trung phát huy, ông Uông Việt Dũng, Chánh văn phòng Bộ GTVT nêu cách thức: “Tôi cho rằng, giải pháp quan trọng nhất là sự vào cuộc và phối hợp giữa các Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công. Từ đó, tập trung các phương tiện, máy móc, thiết bị tập trung thực hiện đầy đủ các công đoạn trên công trường để đảm bảo tiến độ giải ngân theo kế hoạch đề ra. Từ việc xây dựng kế hoạch cũng như tiến độ thực tế trên công trường phải đảm bảo”.

sân bay Long Thành với biểu tượng hoa sen dần lộ diện. (Ảnh: Lê Lâm/Thanh niên)

Đối với “siêu” dự án là Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, một số vướng mắc đã được tháo gỡ kịp thời, tới nay tiến độ chung về cơ bản đảm bảo. Tuy vậy, dự án thành phần 3 và dự án thành phần 4 chưa đáp ứng yêu cầu. Để đảm bảo tiến độ chung, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phải tích cực phối hợp với cơ quan liên quan, chủ đầu tư nghiên cứu sớm triển khai các dự án hạ tầng kết nối quan trọng, như: Dự án mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành; dự án mở rộng tuyến đường bộ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo phương thức PPP, dự án chậm tiến độ như Hà Nội – Yên Viên – Phả Lại – Cái Lân. Phấn đấu khởi công dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong năm 2025.

Dù mới nhận nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cam kết sẽ “chia sẻ, đồng hành” quyết tâm “làm ngày làm đêm” cùng ngành GTVT hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phấn đấu đạt kết quả giải ngân top đầu cả nước, đưa các dự án về đích đúng tiến độ, khẳng định nỗ lực của những người làm giao thông năm 2024 thành công với nhiều thử thách lớn, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước sang năm mới 2025 là năm “về đích” của nhiều dự án giao thông trọng điểm, đóng góp quan trọng vào mục tiêu đột phá về hạ tầng giao thông.

Hà Nho

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thiếu năng lượng Nga, kinh tế châu Âu “rối loạn”

Châu Âu đã từ bỏ hẳn năng lượng Nga, chuyển sang mua năng lượng Mỹ. Liệu đây có phải là "nước cờ" đúng của châu Âu?

Tiếp tục đọc

Quảng Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025

Quảng Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, với chỉ tiêu đạt tăng trưởng GRDP từ 9,5-10% để xây dựng nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tiếp tục đọc

Kinh tế Đức đối mặt suy thoái dài nhất từ sau Thế chiến thứ 2

Viện nghiên cứu Handelsblatt (HRI) cảnh báo nền kinh tế Đức đang trên đà suy thoái dài nhất sau chiến tranh, với năm 2025 được dự báo là năm thứ ba suy giảm liên tiếp.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay