Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Thị trường bất động sản đang có những chuyển biến tích cực. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn lo ngại về rủi ro chậm trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp địa ốc trong năm nay.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam có những dấu hiệu phục hồi và cải thiện rõ rệt với lượng phát hành tăng mạnh và cơ cấu trái phiếu mới phát hành theo nhóm ngành đã đa dạng hơn trong những tháng cuối năm 2024.

Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính, trong năm 2024, đã có 96 doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ với với khối lượng 396,7 nghìn tỷ đồng, tăng 33,6% so với năm 2023. Trong khi đó, khối lượng mua lại trước hạn khoảng 187 nghìn tỷ đồng (giảm 24,7% so với năm 2023).

Trên thị trường đã có 1.431 mã trái phiếu của 326 tổ chức phát hành thực hiện đăng ký giao dịch trên Hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ. Tổng giá trị giao dịch đạt 1.026,6 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 4.224,8 tỷ đồng/phiên.

Thị trường bất động sản kỳ vọng tăng tốc trong năm nay nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.

Như vậy, có thể thấy thị trường TPDN đã ấm lên rất nhiều trong năm qua, sau hàng loạt sóng gió trước đó. Đồng thời, với việc cho phép các doanh nghiệp đàm phán gia hạn thời gian thanh toán trái phiếu, áp lực đáo hạn về cuối năm 2024 đã giảm đáng kể.

Mặc dù thị trường TPDN có phục hồi mạnh về giá trị phát hành nhưng chủ yếu đóng góp đến từ khối ngân hàng, nhóm các doanh nghiệp bất động sản hồi phục với tốc độ chậm. Trong đó, các ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành luôn chiếm trên 70% tổng lượng phát hành toàn thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi thị trường bất động sản hồi phục, có thể dẫn đến nhu cầu phát hành trái phiếu mới cho các dự án tiềm năng.

Đồng thời, những chính sách mới, luật mới có hiệu lực trong thời gian gần đây nhằm tăng tính minh bạch của thị trường và bảo vệ nhà đầu tư, hướng tới sự phát triển bền vững. Điển hình, Luật Chứng khoán (sửa đổi) tạo ra khung kỷ luật nghiêm ngặt hơn, giúp tăng cường tính minh bạch và bảo vệ nhà đầu tư, tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi bền vững của thị trường trái phiếu năm 2025.

Đánh giá về thị trường TPDN hiện nay, TS Cấn Văn Lực,chuyên gia tài chínhcho rằng, thị trường TPDN Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều rủi ro, thách thức và cần nhận diện đầy đủ.

Hiện nay, cơ quan chức năng đang hoàn thiện hạ tầng thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN nói riêng, nhất là nâng cao chất lượng hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở thông tin – dữ liệu về thị trường trái phiếu, về nhà đầu tư, tài sản đảm bảo…

Nhờ đó, TPDN đang dần lấy lại được niềm tin của nhà đầu tư, nên nhiều cơ sở kỳ vọng thị trường sẽ phát triển tốt hơn trong năm 2025.

Dự báo thị trường TPDN thời gian tới, ông Lê Quang Hưng,Giám đốc Cao cấp Phân tích đầu tư Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital) nhận định, kênh đầu tư này sẽ phát triển tốt trong năm 2025, đặc biệt khi thị trường đã dần hồi phục sau khi trải qua những biến động lớn trong giai đoạn 2022-2023.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo áp lực đáo hạn vẫn sẽ là mối quan tâm lớn và tiếp tục duy trì trong năm sau.

Công ty Chứng khoán MBS cho biết tính đến hết tháng 11, tổng giá trị TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 204,4 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% dư nợ TPDN của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 69% giá trị chậm trả.

MBS cho rằng với một lượng TPDN khá lớn đã được mua lại, áp lực đáo hạn trong tháng 11 và 12 của năm 2024 khá nhẹ nhàng với lượng TPDN đáo hạn lần lượt ước khoảng 10,4 và 10 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, quy định về việc giới hạn gia hạn trái phiếu tối đa 2 năm, sẽ dẫn đến khối lượng lớn trái phiếu đáo hạn kể từ quý II/2025.

“Theo đó, áp lực đáo hạn sẽ gia tăng dần và đạt đỉnh vào quý III/2025 với lượng TPDN đáo hạn lên tới khoảng 70 nghìn tỷ đồng gấp khoảng 1,6 lần so với cùng kỳ”, MBS cho biết.

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thời gian qua, việc chậm thanh toán gốc và lãi vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, hiện tượng này đang diễn ra với tốc độ chậm hơn.

VCBS cho rằng áp lực trái phiếu đáo hạn sẽ đáng kể trong giai đoạn 2025-2026. Quá trình tái cơ cấu tiếp diễn theo hướng kéo dài thời gian đáo hạn, điều chỉnh lãi suất hợp lý với diễn biến mặt bằng lãi suất cho vay.

“Quy mô thị trường dần bước vào giai đoạn ổn định. Quá trình tái cơ cấu tiếp diễn với Nghị định 08 trong bối cảnh thuận lợi hơn nhờ lãi suất vẫn đang ở mặt bằng thấp, thị trường TPDN riêng lẻ thứ cấp dần đi vào ổn định với lượng trái phiếu niêm yết và thanh khoản tăng”, VCBS nhận định khá tích cực về thị trường TPDN giai đoạn tới.

Thanh Hoa-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi.

Tiếp tục đọc

Gia dụng chăm sóc sức khỏe lên ngôi dịp Tết 2025

Những thay đổi trong bối cảnh xã hội và môi trường đã thúc đẩy các gia đình chú trọng hơn đến việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, không chỉ trong việc lựa chọn thực phẩm, mà cả khi mua sắm các món đồ dùng hàng ngày.

Tiếp tục đọc

Giá cao su 8/1/2025: Thị trường tiếp tục lao dốc

Giá cao su hôm nay 8/1/2025, tiếp tục giảm tại Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, tuy nhiên tăng nhẹ ở Thái Lan. Trong nước Công ty Cao su Phú Riềng tiếp tụcgiảm 5 đồng/TSC/kg.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay