Tránh ‘lỗ hổng’ pháp lý để doanh nghiệp không… ‘nhờn luật’

Tránh ‘lỗ hổng’ pháp lý để doanh nghiệp không… ‘nhờn luật’

Nhìn từ câu chuyện một công ty đại chúng lớn trong ngành may mặc như TNG bị xử phạt vì bố làm chủ tịch, con làm tổng giám đốc, hay việc xử lý vi phạm từ lĩnh vực chứng khoán cho đến thương mại điện tử và an toàn thực phẩm… là bài học để các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh tránh đi vào “vết xe đổ” là “nhờn luật”, lách luật. Đồng thời, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm hơn, chế tài mạnh hơn, và nhanh chóng vá “lỗ hổng” pháp lý.

Báo cáo cập nhật mới đây về CTCP Đầu tư và Thương mại TNG từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán ABS cho rằng triển vọng lợi nhuận của TNG vào năm 2025 sẽ cải thiện nhờ lượng đơn hàng dự kiến gia tăng từ cả tệp khách hàng cũ và mới. 

Từ câu chuyện của TNG

Trong đó, phải kể đến lượng đơn hàng của TNG được lấp đầy trong quý 1/2025 nhờ lượng đơn hàng gia tăng từ các nhà thu mua quốc tế quen thuộc như Decathlon, Asmara, Haddad, Sportmaster do mức tồn kho tại thị trường Mỹ (chiếm gần 50% thị trường xuất khẩu của TNG) duy trì ở mức thấp trong khi doanh số bán lẻ quần áo hồi phục trở lại. Ngoài ra, dự kiến doanh nghiệp (DN) này tiếp tục đàm phán để kiếm đơn hàng cho đến quý 2/2025.

Những vi phạm có tính “nhờn luật” của DN, cơ sở sản xuất rất cần được xử lý mạnh tay hơn.

Tuy nhiên, liệu các nhà thu mua quốc tế sẽ nghĩ gì khi hay tin ngay từ ngày đầu tiên của năm 2025 về việc một công ty đại chúng như TNG bị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên xử phạt 25 triệu đồng vì để bố làm Chủ tịch HĐQT (ông Nguyễn Văn Thời), còn con giữ vai trò tổng giám đốc (ông Nguyễn Đức Mạnh). Nhất là ngoài phạt tiền, TNG cũng buộc phải miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Đức Mạnh.

Việc xử phạt như nêu trên là xác đáng, bởi vì Điểm b khoản 5 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ đối với công ty đại chúng, DN nhà nước và công ty con của DN nhà nước thì giám đốc hoặc tổng giám đốc không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý DN, kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ.

Quan sát chuyện này, nhiều ý kiến cho rằng một công ty đại chúng lớn như TNG (vốn dĩ chào bán cổ phiếu ra ngoài số đông, tức là huy động vốn của xã hội) chắc chắn biết rõ quy định như vậy, nhưng để xảy ra vi phạm thì không khác gì “nhờn luật” khi không nghiêm túc thực hiện quy định về luật Doanh nghiệp.

Và dù mức phạt theo quy định khá nhẹ nhàng, chỉ vỏn vẹn 25 triệu đồng, nhưng uy tín của thương hiệu TNG (với doanh thu nhiều năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng) qua vụ việc vi phạm như nêu trên là rất đáng chê trách. Chưa kể, hoạt động điều hành DN sẽ bị xáo trộn khi mà tổng giám đốc bị buộc phải miễn nhiệm chức danh vì không đúng theo quy định.

Nhân câu chuyện vi phạm của một công ty đại chúng như trên, cũng nên nhắc đến việc giám sát và xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy lũy kế năm 2024 đã ban hành 224 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt là 55.5 tỷ đồng đối với hàng loạt hành vi vi phạm của công ty đại chúng liên quan đến công bố thông tin, thao túng giá cổ phiếu, và các hoạt động không đúng quy định.

Nhất là gần đây Ủy ban Chứng khoán liên tục phát hiện ra những vi phạm về công bố thông tin của DN, trong đó một hành vi bị xử phạt khá phổ biến (thậm chí nhiều công ty bị xử phạt với số tiền khá lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng) là việc công bố sai lệch kết quả kinh doanh từ lỗ thành lãi, lỗ nhiều thành lỗ ít. Điều đó đã gây rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư cổ phiếu.

Qua đó cũng cho thấy tình trạng “nhờn luật” từ một số công ty đại chúng, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm hơn, chế tài mạnh hơn, cũng như vá “lỗ hổng” pháp lý.

Đến những con số “biết nói”

Ngoài ra, xét về việc “nhờn luật”, điển hình phải kể đến vi phạm kinh doanh thông qua hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) có xu hướng tăng cao. Như số liệu mới đưa ra từ Tổng cục Quản lý thị trường cho thấy lũy kế năm 2024 đã phát hiện, xử lý 3.124 vụ vi phạm (tăng 266% so với năm 2023), chuyển cơ quan điều tra 4 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỷ đồng (tăng 220% so với năm 2023); đặc biệt, trị giá hàng hóa vi phạm trên 34 tỷ đồng (tăng 440% so với năm 2023).

Mặc dù số vụ xử lý đã tăng cao như vậy, thế nhưng vì “nhờn luật” nên việc phát hiện gian lận thương mại trong TMĐT vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Đặc biệt là tình trạng hàng giả, hàng lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi, có hệ thống. Số vụ phát hiện và xử lý tuy có tăng so với năm trước nhưng so với thực tế vi phạm thì còn rất nhỏ, chưa phản ánh đúng thực tế tình trạng vi phạm đang diễn ra trên thị trường…

Hoặc có thể đến điển hình khác về “nhờn luật” là vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2024 của Bộ Y tế cho thấy toàn ngành y tế (tại Trung ương và địa phương) đã kiểm tra 354.820 cơ sở, phát hiện 22.073 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Trong đó, phạt tiền 6.658 cơ sở, với số tiền phạt hơn 33,5 tỷ đồng. Số cơ sở bị phạt tiền tăng 2,9 lần so với năm 2023, cùng với đó số tiền phạt cũng tăng 1,69 lần.

Đáng chú ý như gần đây ở một số địa phương (như Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk…) liên tục phát hiện DN, cơ sở sản xuất trồng giá đỗ bằng hóa chất độc hại. Tuy nhiên, cách xử lý mỗi nơi lại mỗi khác. 

Như vụ việc phát hiện cơ sở sản xuất giá đỗ với hơn 20,3 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại 6-Benzylaminopurine và 135 lít chất cấm, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 4 bị can trong tháng 12/2024. 

Trong khi đó, ở Huế, khi phát hiện cơ sở sản xuất dùng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine để trồng giá đỗ rồi bán ra thị trường thì chủ cơ sở là ông Lê Thanh Vũ chỉ bị đề nghị xử phạt hành chính 45 triệu đồng và không khởi tố vụ án. Điều này làm dư luận bức xúc vì chưa đủ sức răn đe.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân, chính vì vậy, để các DN, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không “nhờn luật”, giới chuyên gia đề xuất cần tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính và xử lý hình sự với trường hợp tái vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng. 

Nói chung, từ câu chuyện của TNG, rồi những con số “biết nói” về vi phạm từ lĩnh vực chứng khoán cho đến thương mại điện tử và an toàn thực phẩm là bài học cảnh tỉnh để các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh tránh đi vào “vết xe đổ” là “nhờn luật”, lách luật. Lẽ dĩ nhiên, các cơ quan quản lý không buông lỏng, không “tiếp tay”, bịt kín những “khoảng trống” hay kẽ hở pháp lý, có chế tài xử lý mạnh tay thì mọi chuyện sẽ chuyển biến tích

Thế Vinh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm tại Đắk Lắk

Cơ quan chuyên môn đã quyết định kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tiếp tục đọc

Phó trưởng phòng ngân hàng và vụ lừa đảo hơn 47 tỷ đồng

Nguyễn Thị Kiều Nga là là Phó trưởng phòng quản lý khách hàng bán lẻ của một ngân hàng lớn. Do làm ăn thua lỗ, nợ nần, cán bộ ngân hàng này đã đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo 4 bị hại, chiếm đoạt hơn 47 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ngâm hoá chất độc hại: Đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật An toàn thực phẩm

Liên quan đến vụ gần 3.000 tấn giá đỗ độc hại tuồn ra thị trường, thậm chí đi vào hệ thống siêu thị Bách Hoá Xanh, ngành chức năng đề nghị khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Luật an toàn thực phẩm (ATTP).

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay