Hàn Quốc: Jeju Air là hãng hàng không bị trễ chuyến nhiều nhất

Hàn Quốc: Jeju Air là hãng hàng không bị trễ chuyến nhiều nhất

Trong tổng số 52.883 chuyến bay của Jeju Air trong 6 tháng đầu năm 2024, có 536 chuyến bị chậm do lý do bảo trì. Đây là con số cao nhất trong số các hãng hàng không nội địa.

Hãng hàng không giá rẻ Jeju Air của Hàn Quốc đang chịu áp lực nặng nề từ dư luận sau vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng vào cuối năm 2024 khiến 179 người thiệt mạng.

Theo dữ liệu của Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc, Jeju Air cũng là hãng hàng không ghi nhận số lượng chuyến bay bị trễ lịch trình nhiều nhất do vấn đề bảo trì trong nửa đầu năm 2024.

Dữ liệu được Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc gửi tới nghị sỹ Lee Yeon Hee của đảng Dân chủ đối lập, cho thấy trong tổng số 52.883 chuyến bay của Jeju Air trong 6 tháng đầu năm 2024, có 536 chuyến bị chậm do lý do bảo trì.

Đây là con số cao nhất trong số các hãng hàng không nội địa, vượt qua cả hãng hàng không lớn Korean Air với 422 chuyến chậm, dù số lượng chuyến bay của Korean Air nhiều hơn.

Jeju Air cũng vượt xa các hãng hàng không giá rẻ khác như T’way Air (315 chuyến), Jin Air (243 chuyến) và Air Busan (227 chuyến). Tỷ lệ chậm chuyến do bảo trì của Jeju Air là 1,01% – cao hơn đáng kể so với mức trung bình ngành là 0,64% trong giai đoạn này.

Năm 2023, Jeju Air đã ghi nhận 943 chuyến bay chậm vì lý do bảo trì, tương ứng tỷ lệ 0,97%, cũng cao hơn mức trung bình ngành 0,59%.

Vụ tai nạn của máy bay B737-800 do Jeju Air khai thác tại sân bay quốc tế Muan ngày 29/12/2024, được cho là do lỗi hệ thống hạ cánh, đã làm gia tăng lo ngại về việc hãng có thể đã ưu tiên vận hành hơn là bảo đảm thời gian bảo trì đầy đủ, từ đó gây ảnh hưởng đến an toàn.

Theo điều tra, chiếc máy bay gặp nạn đã thực hiện 13 chuyến bay trong vòng 48 giờ trước khi xảy ra tai nạn, điều này làm dấy lên nghi vấn về việc vận hành quá mức với đội máy bay hạn chế.

Sau vụ tai nạn thảm khốc trên, Jeju Air thông báo sẽ cắt giảm hoạt động bay từ 10-15% trước tháng 3 tới nhằm nâng cao an toàn vận hành. Đây được xem là động thái cần thiết để củng cố lòng tin của công chúng sau một loạt vấn đề liên quan đến bảo trì và an toàn bay./.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TDM: Báo lãi năm 2024 sụt giảm 28%

Dù doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nhưng nhờ kiểm soát tốt chi phí và duy trì sản lượng ổn định, công ty đã vượt 10% mục tiêu doanh thu và 6% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tiếp tục đọc

FMC: Sao Ta ước lãi cao nhất lịch sử

Trong thư gửi cổ đông đầu năm, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta đánh giá, năm 2024 là giai đoạn đầy thách thức.

Tiếp tục đọc

Tập đoàn hóa chất Việt Nam khẳng định quyết tâm triển khai thành công dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào

Ngày 9 tháng 1 năm 2025 tại Vientiane, CHDCND Lào đã diễn ra Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Lào. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Sonexay Siphandone đã chủ trì Hội nghị. Đây là hoạt động trong chương trình thăm chính thức Lào, kết hợp đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính. Tham dự Kỳ họp có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Thủ tướng Lào Saleumxay Kommasith; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam Phet Phomphiphak; các Bộ trưởng, Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay