Cấp nước ở KCN Tam Thăng (Quảng Nam): Ban Quản lý đề xuất gì với UBND tỉnh?

Cấp nước ở KCN Tam Thăng (Quảng Nam): Ban Quản lý đề xuất gì với UBND tỉnh?

“Về môi trường đầu tư, PNW là nhà đầu tư được UBND tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý kêu gọi đầu tư nên cần được đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ từ phía nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới, kiến nghị UBND tỉnh cần có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư”, Ban Quản lý các KKT và KCN tỉnh nhấn mạnh.

Ngày 6/1, nguồn tin cho biết, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam (Ban Quản lý) đã có báo cáo cụ thể và những đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xung quanh các doanh nghiệp cấp nước tại Khu Công nghiệp Tam Thăng (thành phố Tam Kỳ).

Liên quan đến việc cấp nước tại Khu công nghiệp Tam Thăng, trước đó như Dân Việt cũng đã có thông tin phản ánh sau cuộc tiếp doanh nghiệp của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng với các doanh nghiệp.

Ban Quản lý kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, chủ trì buổi làm việc cùng các ngành, đơn vị liên quan và các đơn vị cấp nước để chỉ đạo thực hiện các bước tiếp theo, đảm bảo cung cấp ổn định nguồn nước cho KCN Tam Thăng và lợi ích của doanh nghiệp. Ảnh: CTV
 
Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh, hiện nay trong KCN Tam Thăng có 3 mạng lưới đường ống của 3 đơn vị cấp nước đang hoạt động, gồm Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam, Công ty Cổ phần BOO Nhà máy nước Phú Ninh (PNW) và Công ty Cổ phần giải pháp Công nghệ tái tạo (RTS).

Thực trạng cấp nước hiện nay tại KCN Tam Thăng, theo đó KCN Tam Thăng hiện có 23 dự án đang hoạt động; nhu cầu sử dụng nước hiện tại khoảng 12.500 m3/ngày/đêm.

Trong đó, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam cấp khoảng 4.400m3/ngày/đêm, cấp nước trong phạm vi được phân khu qua đồng hồ tổng cho Cizidco, gồm Panko, Ducksan Vina, OCC, CTR, Sâm Sâm, Fashion Garment, Cell bio, Jay Jay, Celebrity, Amann.

Đối với đơn vị PNW cấp khoảng 4.600m3/ngày/đêm, cấp nước trong phạm vi được phân khu qua đồng hồ tổng cho Cizidco, gồm Hyosung, DH Textile, Wendler, Panko ED, Nhà máy XLNT Panko, Moon Chang, Young Jin, OCC.

Đối với đơn vị RTS cấp khoảng 3.500m3/ngày/đêm, RTS được quyền trực tiếp đàm phán, cung cấp nước sản xuất cho phần lớn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hiện nay RTS cấp chủ yếu cho Panko và Hyosung.

Trạm bơm nước thô của Công ty Cổ phần BOO nhà máy nước Phú Ninh. Hợp đồng BOO số 01/2016/HĐ-BOO ngày 29/01/2016, ký điều chỉnh tại hợp đồng 01/2018/HĐ-BOO ngày 01/8/2018 được ký kết giữa Ban Quản lý (theo ủy quyền của UBND tỉnh) với PNW, trong đó có điều khoản thỏa thuận cam kết thống nhất giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư (PNW) đồng thời là doanh nghiệp dự án

Để tiếp tục phân vùng cụ thể của việc cấp nước của các đơn vị cấp nước và thực hiện ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ngày 19/12/2024, Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai (Cizidco) chủ trì, phối hợp Ban Quản lý tổ chức buổi làm việc với các đơn vị là Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam và PNW để trao đổi, thống nhất giải pháp tháo gỡ các bất cập, vướng mắc trong việc cấp nước tại KCN Tam Thăng trên tinh thần thiện chí, hài hòa lợi ích giữa các công ty cấp nước, đảm bảo cấp nước lâu dài, ổn định cho các doanh nghiệp tại KCN Tam Thăng.

Nhưng sau cuộc họp, kết quả làm việc, PNW và Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam vẫn chưa tìm được tiếng nói chung đi đến thống nhất phương án cấp nước thỏa mãn yêu cầu của mỗi bên.

Trước việc này, Ban quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh báo cáo với UBND tỉnh và những kiến nghị, trong đó nhấn mạnh đối với hợp đồng BOO số 01/2016/HĐ-BOO ngày 29/01/2016, ký điều chỉnh tại hợp đồng 01/2018/HĐ-BOO ngày 01/8/2018 được ký kết giữa Ban Quản lý (theo ủy quyền của UBND tỉnh) với PNW, trong đó có điều khoản thỏa thuận cam kết thống nhất giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư (PNW) đồng thời là doanh nghiệp dự án.

Nội dung hợp đồng có nêu rõ mục tiêu dự án, vùng phục vụ cấp nước của dự án; nghĩa vụ của nhà nước về đảm bảo phân vùng, công suất cấp nước cho dự án, đảm bảo điều kiện hoàn vốn đầu tư.

Về giá trị pháp lý, hợp đồng BOO là 1 trong các hình thức đầu tư theo đối tác công tư PPP, quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của cơ quan nhà nước và nhà đầu tư cần phải thực hiện, trên cơ sở các hồ sơ đã được cơ quan nhà nước phê duyệt…

Qua những phân tích trên, Ban Quản lý đề xuất với UBND tỉnh, trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển của thành phố Tam Kỳ và dự báo phát triển công nghiệp tại KCN Tam Thăng và các KCN lân cận; xét yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, không để xảy ra tranh chấp nguồn nước; xét pháp lý về quy hoạch, dự án được duyệt của các đơn vị cấp nước; xét năng lực, phạm vi cấp nước của các đơn vị; xét nhu cầu sử dụng nước, yêu cầu về đáp ứng lưu lượng, áp lực nước ổn định, liên tục, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy.

Trong đó, đề nghị Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam tập trung nguồn lực để ưu tiên phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, dịch vụ đô thị trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và vùng lân cận.

Đối với PNW, tập trung phục vụ cấp nước sản xuất công nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai theo nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án BOO Nhà máy nước Phú Ninh được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 3183/QĐUBND ngày 04/9/2015…

“Về môi trường đầu tư, PNW là nhà đầu tư được UBND tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý kêu gọi đầu tư nên cần được đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ từ phía nhà nước. Vì vậy, trong thời gian đến, kiến nghị UBND tỉnh cần có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư”, Ban Quản lý các KKT và KCN tỉnh nhấn mạnh.

“Việc không giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp trên có khả năng dẫn đến nhà đầu tư khởi kiện ra tòa án để đòi lại quyền lợi theo các nội đã được ký kết.

Vì vậy, Ban Quản lý kiến nghị UBND tỉnh xem xét có phương án, giải pháp bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng cho Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam khi kết thúc nhiệm vụ cấp nước tại KCN Tam Thăng; đồng thời nghiên cứu các chính sách khác hỗ trợ để Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam tập trung đầu tư cấp nước cho khu vực dân cư, đô thị.

Về môi trường đầu tư, PNW là nhà đầu tư được UBND tỉnh, Ban Quản lý kêu gọi đầu tư nên cần được đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ từ phía nhà nước.

Vì vậy, để đảm bảo môi trường đầu tư, khuyến khích các loại hình đầu tư theo hình thức PPP tại Quảng Nam trong thời gian đến, kiến nghị UBND tỉnh cần có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, Ban Quản lý còn kính đề nghị UBND tỉnh xem xét, chủ trì buổi làm việc cùng các ngành, đơn vị liên quan và các đơn vị cấp nước để chỉ đạo thực hiện các bước tiếp theo, đảm bảo cung cấp ổn định nguồn nước cho KCN Tam Thăng và lợi ích của doanh nghiệp”, Ban Quản lý nhấn mạnh.

Liên quan đến việc cấp nước tại Khu Công nghiệp Tam Thăng, được biết dự án BOO Nhà máy nước Phú Ninh được triển khai dựa trên cơ sở chính sách thu hút các dự án ưu tiên thực hiện tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 4/2/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt quy hoạch hệ thống cấp nước tỉnh Quảng Nam đến 2020 và định hướng đến 2030…

Dự án thực hiện khởi công tháng 2/2017 với tổng vốn đầu tư 764 tỷ đồng và hoàn thành phát nước kỹ thuật tháng 8/2018. Đến thời điểm hiện tại Công ty PNW đã thực hiện hoàn thành giai đoạn 1A của dự án và vận hành phát nước thương mại. Hiện đã thi công hoàn thành 100% và sẵn sàng vận hành đáp ứng công suất 25.000m3/ngày đêm. Đối với công suất xử lý nước sạch 25.000 m3/ngày đêm, hiện đã đầu tư xong phần xây dựng và nhập đầy đủ phần vật tư thiết bị phần công nghệ nhưng do nhu cầu của thị trường quá thấp, Công ty PNW đã dừng lại chưa lắp đặt phần công nghệ để vận hành sản xuất…

Trương Hồng

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

BSR: Tập trung nguồn lực cho dự án nâng cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) đang tập trung nguồn lực triển khai dự án nâng cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLD Dung Quất).

Tiếp tục đọc

BSR: Hướng tiếp cận vốn vay có giá trị cao cho dự án mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Ban Quản lý Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cùng Liên danh nhà thầu vừa ký hợp đồng “Tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ vay vốn” cho dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Tiếp tục đọc

CEO Xanh SM: Từ 20% doanh số, trong tương lai, sản lượng Xanh SM mua từ VinFast sẽ chẳng còn bao nhiêu

Hiện Xanh SM đang đóng góp khoảng 20% doanh số cho VinFast.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay