Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024

“Nhờ giá bán ở mức cao, biên lợi nhuận gộp của các công ty niêm yết thép dự kiến tăng 1% điểm lên 14% vào năm 2025.”

Giá bán thép năm 2025-2026 dự báo tăng trưởng 

Do HRC và tôn mạ nhập khẩu tràn lan vào năm 2024, Bộ Công Thương (MOIT) đã tiến hành điều tra sản phẩm này, đặc biệt là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. MOIT đã khởi xướng điều tra đối với thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (AD19) và  thép cuộn cán nóng (HRC) từ Trung Quốc và Ấn Độ (AD20).

Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng cả hai mức thuế này đều có thể áp dụng vào năm 2025 để bảo vệ sản xuất trong nước.

Trong trường hợp điều này được thực hiện, chênh lệch giữa thép cuộn cán nóng (HRC), thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) trong nước và nhập khẩu có thể giảm xuống còn 45 USD/tấn và 60 USD/tấn (-20%/-24% so với năm 2024).

Sự chênh lệch giá thấp hơn dự kiến có thể tác động tích cực đến các công ty nội địa khi, giúp họ cạnh tranh về giá với các sản phẩm nhập khẩu. Nhìn lại đợt áp thuế trước đây thị phần của HDG trong nước đã tăng lên 65% từ 45% sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá (AD) vào năm 2017.

Do đó, nhóm phân tích MBS nhận định vào năm 2025, thị phần của các doanh nghiệp thép địa phương có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. Thị phần của HPG về phân khúc HRC có thể đạt 25% nhờ thuế CBPG đối với Trung Quốc và Ấn Độ. Về HDG, các công ty đầu ngành như HSG, NKG sẽ chiếm gần 40% thị phần tiêu thụ.

Trong trường hợp thuế có hiệu lực, áp lực giá có thể giảm, giúp chênh lệch giữa thép sản xuất trong nước và nhập khẩu có thể dao động từ 40 – 60 USD/tấn (-20% năm trước). MBS dự báo giá thép HRC trung bình 2024 đạt 556 USD/tấn giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn 2025-2026, nhờ thuế chống bán phá giá, áp lực giá sẽ giảm, và giá trung bình có thể đạt 590 USD/tấn và 634 USD/tấn, tương ứng tăng 6% và +8% so với cùng kỳ năm trước.

Biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thép cải thiện

Theo MBS, việc tăng trưởng giá bán cao hơn đầu vào có thể thúc đẩy biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thép.

Theo đánh giá của S&P Global, nguồn cung than và quặng thế giới dự kiến sẽ vẫn ổn định trong bối cảnh các doanh nghiệp khai khoáng lớn tại Úc, Brazil và Ấn Độ tiếp tục tăng sản lượng. Hơn nữa, theo Hiệp hội Doanh nghiệp Thép và Khai khoáng Trung Quốc, sản lượng than và quặng tiếp tục cải thiện để ổn định giá cả và hỗ trợ sự phục hồi của ngành thép.

Do đó, MBS đánh giá rằng nguyên liệu thô có thể giảm nhẹ trước khi tăng trở lại vào năm 2025 khi ngành thép thế giới phục hồi, tác động tích cực đến giá vốn sản xuất thép.

Giá than dự báo sẽ hạ nhiệt xuống còn 300 USD/tấn (-7% so với cùng kỳ năm trước) và 340 USD/tấn (+5% so với cùng kỳ năm trước) vào năm 2024 và 2025. Năm 2026, MBS dự báo quặng có thể ổn định và than có thể tăng 3% so với cùng kỳ năm trước lên 314 USD/tấn, đạt 117 USD/tấn (-4% so với cùng kỳ năm trước) vào năm 2024.

Đến năm 2025, giá quặng có thể tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 121 USD/tấn và duy trì ở mức cơ sở cao vào năm 2026.

Mặc dù giá quặng và than tăng một phần, mức tăng giá trong nước được kỳ vọng có thể vượt qua áp lực của nguyên liệu đầu vào. Việc giá thép cán nóng và thép cây tăng cao hơn (7% và 6% so với cùng kỳ) so với giá quặng và than (2% và 5% so với cùng kỳ) sẽ cải thiện biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất thép. Do đó, biên lợi nhuận gộp của các công ty niêm yết thép dự kiến tăng 1% điểm lên 14% vào năm 2025.

Một doanh nghiệp thép có thể tăng trưởng lợi nhuận tới 1.600% trong năm 2024

Trong năm 2024, MBS dự phóng doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát (HPG) đạt 132.600 tỷ đồng và 11.900 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 11,5% và 74% so với cùng kỳ. Thép Nam Kim được dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn 416%, đạt 606 tỷ đồng. Riêng Hoa Sen, công ty này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, qua đó đem lại 510 tỷ đồng năm 2024.

Cho năm 2025, tăng trưởng lợi nhuận của HPG, HSGNKG được dự báo lần lượt 52%, 70% và 8%.

Nhận định riêng về Hòa Phát, MBS đánh giá HPG là công ty hưởng lợi từ chu kỳ phục hồi nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong các phân khúc thép xây dựng và thép HRC. Giai đoạn tăng trưởng dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2025 với sự đóng góp từ tín hiệu tích cực của ngành xây dựng. Sự gia tăng nguồn cung BĐS và đầu tư công sẽ mang lại tác động tích cực đến doanh số bán thép cuộn.

Với Hoa Sen, đây là công ty hưởng lợi từ chu kỳ phục hồi nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường trong nước. Khối lượng bán hàng 2025 có thể tăng 6% so với cùng kỳ, đạt 2,1 triệu tấn nhờ vào sự phát triển trong nước và thuế chống bán phá giá (AD). Thêm vào đó, nhờ vào sự tăng trưởng của giá cao hơn chi phí nguyên liệu, tỷ suất lợi nhuận gộp dự báo sẽ cải thiện 0,4 điểm phần trăm lên 11,2% trong năm 2025.

Ngọc Ly-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TDM: Báo lãi năm 2024 sụt giảm 28%

Dù doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nhưng nhờ kiểm soát tốt chi phí và duy trì sản lượng ổn định, công ty đã vượt 10% mục tiêu doanh thu và 6% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tiếp tục đọc

FMC: Sao Ta ước lãi cao nhất lịch sử

Trong thư gửi cổ đông đầu năm, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta đánh giá, năm 2024 là giai đoạn đầy thách thức.

Tiếp tục đọc

Tập đoàn hóa chất Việt Nam khẳng định quyết tâm triển khai thành công dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào

Ngày 9 tháng 1 năm 2025 tại Vientiane, CHDCND Lào đã diễn ra Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Lào. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Sonexay Siphandone đã chủ trì Hội nghị. Đây là hoạt động trong chương trình thăm chính thức Lào, kết hợp đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính. Tham dự Kỳ họp có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Thủ tướng Lào Saleumxay Kommasith; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam Phet Phomphiphak; các Bộ trưởng, Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay