Đề xuất chuyển MobiFone về Bộ Công an quản lý

Đề xuất chuyển MobiFone về Bộ Công an quản lý

18 tập đoàn, tổng công ty được chuyển về Bộ Tài chính quản lý, còn MobiFone được đề xuất chuyển về Bộ Công an

Tại báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ nêu rõ sau khi tiếp thu ý kiến của cấp có thẩm quyền về việc điều chuyển một số chức năng nhiệm vụ, sẽ chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao cho Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban) về Bộ Tài chính quản lý.

Đề xuất chuyển MobiFone về Bộ Công an quản lý

Uỷ ban sẽ kết thúc hoạt động. Riêng Tổng công ty Viễn thông MobiFone, phương án được nêu trong báo cáo là chuyển về Bộ Công an quản lý (tổ chức đảng của Tổng công ty chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương).

MobiFone được thành lập ngày 16-4-1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động (VMS). Ngày 1-12-2014, MobiFone được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tháng 11-2018, MobiFone được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, MobiFone là một trong số các doanh nghiệp Viễn thông – Công nghệ thông tin – Nội dung số lớn nhất, là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên, với hơn 30% thị phần.

MobiFone là thương hiệu được khách hàng yêu thích lựa chọn, nhận được nhiều giải thưởng, xếp hạng danh giá trong nước và quốc tế. MobiFone đang chuyển đổi hướng đến phát triển thành tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Theo báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MobiFone ước đạt 2.048 tỉ đồng trong năm 2024, vượt 20,6% kế hoạch năm.

19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

1. Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

4. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

5. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

6. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

7. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

8. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

9. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

10. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam

11. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

12. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

13. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

14. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

15. Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam

16. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

17. Tổng Công ty Lương thực miền Nam

18. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc

19. Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam

Minh Chiến

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

LAS: Supe Lâm Thao ra mắt thị trường 03 nhóm phân bón mới

Ngày 10/01, Công ty Cổ phần (CP) Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ ra mắt sản phẩm phân bón mới năm 2025 gồm: Supe lân trung tính, NPK-S và NPK-S vi sinh sử dụng 100% Kali Sulphat, NPK-S chuyên dùng.

Tiếp tục đọc

TIS: Thực hiện vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 11-1, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Đợi cả tiếng chưa bắt được Grab dù giá tăng cao, vì sao?

Những ngày qua nhiều người cho biết việc bắt xe công nghệ của hãng Grab tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn, nhiều thời điểm không thể đặt xe. Đơn vị này nói gì?

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay