Tổng thống Mỹ Joe Biden ‘trút’ gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

Tổng thống Mỹ Joe Biden ‘trút’ gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.

Ngày 10/1, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các lệnh cấm vận đối với Gazprom Neft và Surgutneftegas, các công ty thăm dò, sản xuất và bán dầu. Ngoài các nhà sản xuất dầu khí lớn, Mỹ còn nhắm tới hơn 30 nhà cung cấp dịch vụ mỏ dầu, công ty bảo hiểm liên quan đến Nga.

Lệnh trừng phạt cũng nhằm vào 183 tàu đã vận chuyển dầu của Nga nhiều tàu trong số đó thuộc cái gọi là “hạm đội bóng đêm” bao gồm các tàu chở dầu cũ được vận hành bởi những doanh nghiệp không thuộc phương Tây.

Bộ Tài chính Mỹ cũng hủy bỏ một điều khoản miễn trừ trừng phạt các ngân hàng Nga làm trung gian thanh toán năng lượng. Các biện pháp này cho phép một khoảng thời gian tạm dừng cho đến ngày 12/3 để các đơn vị bị xử phạt hoàn tất các giao dịch năng lượng.

Có thể nói, đây là các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với ngành năng lượng của Nga. Trong một cuộc họp báo, đại diện Bộ Tài chính Mỹ cho biết, mục tiêu chính của gói kích thích quy mô lớn này không chỉ làm giảm thu nhập, mà còn phá hủy năng lực sản xuất của Nga, cũng như kích thích các nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Một cơ sở dầu khí. Ảnh: Gazprom

Ngành năng lượng của Nga và thị trường dầu mỏ toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?

Gazprom Neft tuyên bố rằng trong 2 năm qua, công ty này đã liên tục chuẩn bị cho nhiều kịch bản cấm vận tiêu cực khác nhau. TASS dẫn nguồn tin từ bộ phận báo chí của công ty cho biết, kể từ năm 2022, Gazprom Neft đã phải chịu nhiều lệnh cấm vận đơn phương của nước ngoài, vì vậy các hạn chế này đều được tính đến trong chiến lược hoạt động của công ty. “Công ty sẽ tiếp tục hoạt động và duy trì sự ổn định trong kinh doanh”.

Theo Stanislav Mitrakhovich, chuyên gia hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia Nga cho rằng, các hạn chế mới được Mỹ đưa ra có thể làm tăng chi phí về mặt tái trang bị công nghệ, số lượng trung gian giữa các nhà nhập khẩu và tăng chiết khẩu đối với dầu thô của Nga. Tuy nhiên, ngành năng lượng Nga sẽ vượt qua thách thức này; bởi lẽ, không chỉ lần này mới bị cấm vận. Theo Argus, mức chiết khấu hiện nay là 13 USD/thùng, song vào năm 2022, mức chiết khẩu lên tới hơn 30 USD/thùng.

Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga Alexander Frolov, nhận định rằng những hạn chế đối với các công ty dầu mỏ cụ thể sẽ đòi hỏi Nga phải tái cấu trúc một số quy trình. “Từ đầu năm 2022, các lệnh trừng phạt đã được áp đặt ngay lập tức đối với ngành lọc dầu, đối với ngành dịch vụ mỏ dầu của Nga, việc cung cấp công nghệ, thiết bị và dịch vụ đã bị hạn chế. Giờ đây, các hạn chế không còn áp dụng đối với toàn bộ ngành nữa, mà đối với từng doanh nghiệp riêng lẻ. Hơn nữa, các biện pháp cấm vận thứ cấp là có thể xảy ra”, tờ Izvestia dẫn nhận định của Alexander Frolov.

Theo Alexander Frolov, trong 3 năm qua, các công ty dầu mỏ của Nga đã phải rất vất vả để điều chỉnh quy trình sản xuất, chiến lược kinh doanh của mình để phù hợp với bối cảnh mới, thực tế bị bao vây cấm vận.

Đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga sẽ gây ra những tác động tiêu cực, đặc biệt là có thể làm biến động giá dầu khí thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào quyết định giữ nguyên hoặc hủy bỏ ở một mức độ nào đó của Chính quyền Tổng thống Donald Trump sắp tới.

Alexander Frolov cho rằng, tân Tổng thống Mỹ khó có thể chấp nhận giá dầu ở mức 120 USD/thùng. Với Nga, đây là một “món quà” bởi ngành năng lượng là ngành công nghiệp mũi nhọn và mang lại phần lớn ngân sách quốc gia của nước này. Tuy nhiên, việc giá nhiên liệu tăng ở Mỹ, người dân địa phương khó có thể hài lòng. Khi đó, mức độ tín nhiệm của cử tri Mỹ đối với tân Tổng thống Donald Trump sẽ khó tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng.

Mục đích phía sau gói cấm vận của Mỹ

Vào tháng 11/2024, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và Washington ngày càng leo thang, phía Mỹ đã đưa ra gói trừng phạt đối với ngành ngân hàng Nga. Hiện nay, ngành năng lượng Nga cũng đang bị gây sức ép đến mức “nghẹt thở”.

Giới phân tích cho rằng, áp lực trừng phạt Nga từ Mỹ gia tăng trong những tháng gần đây có thể là do sự thay đổi quyền lực sắp tới tại Nhà Trắng. Đầu tiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra những tuyên bố cam kết giải quyết nhanh chóng cuộc xung đột ở Ukraine, có vẻ như điều này không được chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden và Ukraine “vừa lòng”.

Thứ hai, ông Trump công khai bày tỏ sẵn sàng đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời cáo buộc chính quyền Tổng thống Joe Biden “đổ thêm dầu vào lửa” cuộc khủng hoảng Ukraine và kéo các nước NATO sa lầy vào cuộc xung đột này.

Giá dầu thế giới bất ổn sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với dầu mỏ Nga. Ảnh: GI

Ngoài ra, sau khi Quốc hội Mỹ chính thức công nhận kết quả bầu cử tổng thống ngày 6/1, ông Trump đã nói về quá trình chuyển giao quyền lực không diễn ra suôn sẻ như đã hứa. Giới quan sát cho rằng, không loại trừ khả năng ông Trump muốn “ám chỉ” những hành động cứng rắn của chính quyền sắp mãn nhiệm, bao gồm các lệnh trừng phạt mới, cung cấp vũ khí cho Ukraine và cho phép quân đội Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ nhằm tấn công vào lãnh thổ Nga.

Theo Dmitry Novikov, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia Nga cho rằng, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đang cố gắng để lại di sản khó khăn cho những người kế nhiệm. Trong bối cảnh hiện nay, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ mất nhiều thời gian để tái cấu trúc và khó khăn trong việc giải quyết các ưu tiên trong chính sách đối nội, đối ngoại. Điều này sẽ hạ thấp uy tín của Đảng Cộng hòa, ngược lại, củng cố vị thế của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử liên bang tiếp theo.

Bên cạnh đó, nếu Tổng thống Donald trump muốn dỡ bỏ từng phần lệnh cấm vận đối với Nga, ông sẽ cần phải có được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Nếu điều này gây bất lợi cho Washington, không loại trừ khả năng ông Trump sẽ lại bị lôi vào những vấn đề pháp lý liên quan đế “mối quan hệ gần gũi” với Nga như những gì ông đã trải qua vì cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Cũng theo Dmitry Novikov, việc áp dụng các lệnh cấm vận mới về nguyên tắc là sự tiếp nối đường lối chung được cách chính quyền Mỹ gần đây xây dựng. Sự xuất hiện của Tổng thống Donald Trump sẽ không có nghĩa là sẽ có bước chuyển hướng tích cực trong quan hệ Mỹ-Nga và chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ tìm cách duy trì ưu thế trên trường quốc tế. Thực tế, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump cũng đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Nga và đưa ra nhiều quyết định đẩy căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa hai cường quốc.

Hùng Anh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thêm hai doanh nghiệp báo lãi kỷ lục trong năm 2024

Thêm nhiều doanh nghiệp đã hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024, trong đó một công ty dược phẩm và một công ty thuỷ sản báo lãi kỷ lục.

Tiếp tục đọc

POW: PV Power ước lãi 1.462 tỷ đồng trong năm 2024

Lợi nhuận trước thuế toàn tổng công ty năm 2024 ước đạt 1.462 tỷ đồng, vượt 47% so với kế hoạch năm; trong đó, lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ - PV Power ước đạt 1.314 tỷ đồng, vượt 22% so với kế hoạch.

Tiếp tục đọc

TP HCM ưu tiên phát triển nhà ở giá rẻ

Theo các chuyên gia, năm 2025 phân khúc nhà ở giá rẻ dự kiến vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm, gây mất cân đối thị trường địa ốc.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay