Tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội vượt xa TP.HCM, cho vay chủ yếu ở lĩnh vực nào?

Tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội vượt xa TP.HCM, cho vay chủ yếu ở lĩnh vực nào?

Dư nợ lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại dịch vụ ở TP.HCM tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 65-67% tổng dư nợ tín dụng. Trong khi đó, tại Hà Nội, cho vay tăng nhanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, dư nợ tín dụng trên địa bàn trong năm 2024 đạt 3,943 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 11,34% so với năm 2023. Dù tăng trưởng tín dụng năm nay thấp hơn mức 13,8% của năm 2022, nhưng vẫn cao hơn năm 2023 (9,8%) và năm 2020 (10,4%), cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường tín dụng trong bối cảnh kinh tế ổn định.

Trong đó, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại dịch vụ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 65-67% tổng dư nợ tín dụng, phản ánh chiến lược ưu tiên nguồn vốn cho các ngành động lực của nền kinh tế.

Lĩnh vực tín dụng ngoại tệ cũng ghi nhận tín hiệu tích cực với tổng dư nợ đạt 158.000 tỷ đồng, tăng 4,24% so với cuối năm 2023. Đồng thời, các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đã giải ngân 691.000 tỷ đồng cho 198.166 khách hàng, tăng 9% so với năm trước. Đặc biệt, gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành lâm sản và thủy sản đã đạt 3.291 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1-2% so với mức trung bình, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành.

Tăng trưởng tín dụng tại TP.HCM đạt 11,34%, trong khi Hà Nội đạt 19,74%.

Với mức tăng trưởng tín dụng như trên, tổng dư nợ tín dụng của TP.HCM hiện chiếm 25,2% tổng dư nợ tín dụng cả nước và trên 2% GRDP của thành phố, khẳng định vai trò trung tâm tài chính với chiến lược tập trung vào sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ và ưu tiên các ngành kinh tế mũi nhọn. Với đà tăng trưởng này, tín dụng tại TP.HCM sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế lâu dài.

Huy động vốn trên địa bàn là “điểm sáng” với mức tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 15,28%, vượt tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp hệ thống ngân hàng tiếp tục mở rộng tín dụng và thực thi hiệu quả các chính sách tiền tệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Ngoài việc cung cấp nguồn vốn, các tổ chức tín dụng tại TP.HCM còn tích cực cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 43.842 khách hàng với tổng dư nợ 33.420 tỷ đồng, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Tại Hà Nội, theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố ước tính đến cuối tháng 12/2024 đạt 4.331 nghìn tỷ đồng, tăng 0,83% so với cuối tháng trước và tăng 19,74% so với thời điểm kết thúc năm 2023. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.854 nghìn tỷ đồng, tăng 1,03% và tăng 23,21%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.477 nghìn tỷ đồng, tăng 0,68% và tăng 17,26%.

Xét theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố, cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp chiếm 13,68% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 18,89%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,93%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,13%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,31%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,35%, cho vay chính sách xã hội chiếm 0,43%, cho vay chứng khoán chiếm 0,53%.

Đáng lưu ý, tăng trưởng huy động vốn tại Hà Nội thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố ước đạt 5.805 nghìn tỷ đồng, tăng 0,65% so với cuối tháng trước và tăng 8,8% so với thời điểm 31/12/2023.

Trong đó, tiền gửi đạt 5.105 nghìn tỷ đồng, tăng 0,51% và tăng 9,33%; phát hành giấy tờ có giá đạt 700 nghìn tỷ đồng, tăng 1,65% và tăng 5,13%.

Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 1,72% trong tổng dư nợ. Tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đảm bảo.

Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước với các khoản vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,7 – 9,1%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,8%/năm thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (4%/năm).

Thanh Hoa-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Dầu mỏ Bắc Cực của Nga chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ

Ngành dầu mỏ rộng lớn ở Bắc Cực của Nga đang đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng do lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào các tàu chở dầu và kho chứa, khiến nguồn dầu thô vốn được các khách hàng châu Á ưa chuộng mắc kẹt trong kho, 3 nguồn tin quen thuộc với chuỗi cung ứng nói với AFP.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế ngày 15/1: Giao dịch trên ATM giảm gần 20%

Giao dịch trên ATM giảm gần 20%; Xuất khẩu rau quả đối diện khó khăn mới; Sẽ phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2025… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 15/1.

Tiếp tục đọc

Xây dựng kịch bản cung ứng điện ở mức cao nhất để phục vụ phát triển kinh tế

Để đảm bảo điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tăng trưởng kinh tế năm 2025, Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia theo ba kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay