Nhiều tổ chức quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc

Nhiều tổ chức quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc

Khủng hoảng chính trị kéo dài cùng một số yếu tố khác đang đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức phát triển của kinh tế Hàn Quốc. Đây là đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín.

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch Tài chính Hàn Quốc mới đây, Cơ quan điều tra nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) – một tổ chức tài chính khu vực do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc thành lập từ năm 2011, đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc từ 1,9% của tháng 12/2024 xuống 1,6%.

Trong khi đó, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings cũng đã 2 lần liên tiếp hạ mức dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc từ 2% của tháng 12/2024 xuống 1,7% vào tháng 2 và 1,3% vào hôm 19/3 vừa qua. Mức hạ tỷ lệ dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) còn mạnh hơn cả 2 tổ chức nêu trên với 6 điểm chỉ trong 1 lần điều chỉnh, từ 2,1% xuống còn 1,5%.

Trụ sở Bộ Kế hoạch Tài chính Hàn Quốc – Ảnh: Yonhap News

Phân tích về tình hình kinh tế Hàn Quốc, các tổ chức quốc tế đều chỉ ra các yếu tố tiêu cực đối với sức phát triển của nước này, như khủng hoảng chính trị kéo dài, chính sách thuế quan bảo hộ của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, sức tiêu dùng trong nước giảm mạnh… và có chung nhận định kinh tế Hàn Quốc đang hàm chứa nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, và trong trung hạn chưa thể lấy lại sự ổn định cần thiết.

Trong khi AMRO nhấn mạnh những ảnh hưởng xấu từ việc xuất khẩu suy giảm, vật giá tăng cao, giá nhiên liệu mất kiểm soát, sự chững lại của kinh tế Trung Quốc và các nước châu Âu, sự lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài, xung đột Nga – Ukraine, chiến sự Trung Đông…, thì Fitch Ratings lại nêu bật tác động từ khủng hoảng chính trị xuất phát từ lệnh thiết quân luật do Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố và thu hồi vào đêm 3/12/2024 vừa qua.

Các tổ chức kinh tế – tài chính trong nước của Hàn Quốc cũng tỏ ra bi quan đối với triển vọng kinh tế đất nước trong trung và dài hạn. Sau khi điều chỉnh hạ mức dự báo tăng trưởng xuống 1,5% vào tháng trước, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc lại vừa công bố một kịch bản tăng trưởng cho năm 2025 và 2026, trong đó phân tích, tỷ lệ dự báo 1,5% cho năm 2025 và 1,8% cho năm 2026 đều có nguy cơ hạ xuống mức 1,4%.

Theo cơ quan này, chính sách thuế quan bảo hộ của Mỹ và cuộc chiến thương mại đang lan rộng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức phát triển của kinh tế Hàn Quốc.

Tuấn Nhật/VOV-Tokyo

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Nhận nhiệm vụ từ Thủ tướng, Hòa Phát dự kiến động thổ nhà máy ray và thép đặc biệt ngay trong tháng 4

Trước đó, trong tháng 2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ đã tới thăm, làm việc với Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất thuộc tập đoàn Hòa Phát, động viên tập đoàn này tiếp tục nghiên cứu, sản xuất ray thép chất lượng cao phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao.

Tiếp tục đọc

Việt Nam top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á, động lực lớn từ dòng chảy chục tỷ USD

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trở thành một trong 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô GDP dự kiến vượt 500 tỷ USD vào năm 2025.

Tiếp tục đọc

Cuộc chiến thương mại leo thang khiến xác suất Mỹ suy thoái tăng gần gấp đôi

Goldman Sachs nhận định nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang trong những ngày tới đã khiến xác suất kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới tăng gần gấp đôi, lên khoảng 35%.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay