Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thiệt hại 600 tỷ đồng

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thiệt hại 600 tỷ đồng

Trước phiên tòa phúc thẩm, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp 600 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.800 tỷ đồng buộc phải bồi thường thiệt hại

Ngày mai (25/3), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cùng 49 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày.

Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, thông tin từ luật sư cho biết, anh em ông Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm tiền để khắc phục hậu quả.

Theo bản án sơ thẩm, ngoài trách nhiệm hình sự, tòa án đã tuyên buộc cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết liên đới với em gái là Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ ban kế toán Tập đoàn FLC) bồi thường cho các nhà đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Ở giai đoạn này, bị cáo Quyết được cơ quan tố tụng ghi nhận đã nộp hơn 254 tỷ đồng.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại toà. Ảnh: Q.T

Sau phiên tòa sơ thẩm, vợ bị cáo này đã nộp thêm hơn 200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho chồng. Đến ngày 19/12/2024, vợ ông Quyết nộp tiếp 150 tỷ đồng. Tổng số tiền cựu Chủ tịch FLC cùng gia đình đã nộp khắc phục hậu quả là hơn 600 tỷ đồng.

Trước phiên tòa phúc thẩm, người thân của em gái ông Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm tiền khắc phục hậu quả. Tính từ khi xét xử sơ thẩm đến nay, tổng số tiền anh em cựu Chủ tịch FLC đã nộp là 800 tỷ đồng.

Hiện, bị cáo Quyết cùng hai em gái là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga (Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS) có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt tù và xem xét, giảm trách nhiệm bồi thường dân sự.

Trước đó, vào đầu tháng 8/2024, TAND TP. Hà Nội tuyên phạt bị cáo Quyết bị tòa sơ thẩm tuyên phạt tổng cộng 21 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Cùng bị kết án về 2 tội danh này, hai em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế bị tuyên phạt 14 năm tù và Trịnh Thị Thúy Nga (Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS) bị tuyên phạt 8 năm tù.

Ngoài ra, bị cáo Trịnh Văn Quyết phải bồi thường cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS là 1.364 tỷ đồng, phải truy nộp số tiền 500 tỷ đồng thao túng chứng khoán. Tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là hơn 1.800 tỷ đồng. Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã khắc phục được hơn 600 tỷ đồng.

Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng.

Bị cáo Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros, các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.

Sau đó, hoàn thiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán; sử dụng sàn HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán. Đồng thời, bị cáo là người quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản để thao túng 5 mã cổ phiếu là AMD, HAI, GAB, FLC, ART, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.

Quang Tuyền-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Xổ số truyền thống miền Nam bán được hơn 140.000 tỷ đồng, trả thưởng gần 50%

Các công ty nộp ngân sách hơn 46.400 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tập đoàn lớn, dốc sức xây dựng ngành công nghiệp đường sắt Việt Nam

"Hình thành, thành lập các tập đoàn lớn, kể cả tập đoàn tư nhân, liên quan tới ngành công nghiệp đường sắt. Nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định, sửa đổi các quy định liên quan" - Thủ tướng chỉ đạo.

Tiếp tục đọc

Đại lộ 10 làn xe tăng tốc triển khai, cao tốc vành đai chuẩn bị khởi động: Đưa một dự án tại Đan Phượng “vào sóng” hạ tầng kép

Với việc hai tuyến giao thông trọng điểm gồm Đại lộ Tây Thăng Long và Vành đai 4 cùng lúc được đẩy nhanh triển khai, khu vực Đan Phượng đang bước vào giai đoạn phát triển hạ tầng mạnh mẽ. Nằm tại khu vực kết nối trực tiếp với cả hai tuyến, dự án Vinhomes Wonder City được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trực tiếp về kết nối, hạ tầng và tiềm năng tăng trưởng giá trị trong thời gian tới.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay