62% công ty nước ngoài từ các quốc gia ‘không thân thiện’ rời thị trường Nga giữa chiến tranh

62% công ty nước ngoài từ các quốc gia ‘không thân thiện’ rời thị trường Nga giữa chiến tranh

 3 năm xung đột, 62% doanh nghiệp phương Tây rời Nga, nhưng Moscow vẫn siết chặt kiểm soát, tạo rào cản khắc nghiệt cho kẻ rút lui.

Trong 3 năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự toàn diện tại Ukraine, 62% doanh nghiệp đến từ các quốc gia bị Moscow xem là “không thân thiện” đã rút khỏi thị trường Nga, theo báo cáo của truyền thông thân Điện Kremlin RBC ngày 25/3, dẫn kết quả kiểm toán của công ty tư vấn Kept.

Toàn cảnh Nhà thờ Saint Basil ở Quảng trường Đỏ tại Moscow, Nga. Ảnh: Pallava Bagla

Phân tích này xem xét hơn 300 công ty nước ngoài sở hữu “tài sản đáng kể” và có doanh thu hàng năm tối thiểu 1 tỷ ruble (12 triệu USD) tại Nga. Trong số đó, 183 doanh nghiệp đã hoàn tất việc rút lui vào cuối năm 2024.

Phần lớn các công ty này chuyển nhượng tài sản cho doanh nghiệp Nga (103 trường hợp) hoặc cho ban lãnh đạo địa phương (40 trường hợp). Ngoài ra, 17 công ty rút khỏi các liên doanh với đối tác Nga, trong khi 14 doanh nghiệp khác đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động.

Các công ty đến từ Bắc Âu có tỷ lệ rút lui cao nhất, với 94% đã rời khỏi thị trường Nga. Phần Lan dẫn đầu khi toàn bộ 20 doanh nghiệp trong danh sách khảo sát đều rút lui, tiếp theo là Thụy Điển (13/15 công ty), Na Uy và Iceland (đều 100%). Đan Mạch có tỷ lệ thấp hơn một chút, với 74% doanh nghiệp rời đi.

Tỷ lệ rút lui giữa các nền kinh tế phương Tây lớn có sự chênh lệch đáng kể. Mỹ, Đức, Pháp và Anh ghi nhận tỷ lệ dao động từ 59-67%, trong khi Canada, Australia và New Zealand đều có 100% doanh nghiệp rút lui. Ngược lại, Áo chỉ đạt 50%, Thụy Sĩ 38% và Ý ở mức thấp nhất với 22%.

Khoảng một phần ba trong số 300 công ty được khảo sát (96 doanh nghiệp) không có thông tin rõ ràng về kế hoạch rút lui và phần lớn vẫn duy trì hoạt động bình thường, theo RBC.

Những thống kê này xuất hiện trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp phương Tây quay lại. Ngày 21/2, ông yêu cầu nội các chuẩn bị điều kiện thuận lợi để các công ty này trở lại, đồng thời đảm bảo “những lợi thế nhất định” cho doanh nghiệp Nga trước các đối thủ ngoại quốc.

Kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra năm 2022, hàng trăm doanh nghiệp phương Tây đã rời khỏi Nga, từ chối tiếp tục đóng góp vào nền kinh tế nước này hoặc gián tiếp hỗ trợ chiến tranh.

Theo Trường Kinh tế Kyiv, 472 công ty nước ngoài đã rút hoàn toàn, trong khi 1.360 doanh nghiệp khác đã thu hẹp hoạt động tại Nga.

Moscow đã áp đặt nhiều điều kiện rời đi nghiêm ngặt, bao gồm yêu cầu chính phủ phê duyệt, bắt buộc bán tài sản với mức chiết khấu 50% và đóng thuế “rút lui” 10%. Điện Kremlin cũng đã quốc hữu hóa tài sản của một số công ty phương Tây vẫn duy trì hoạt động.

Dù vậy, một số doanh nghiệp nước ngoài vẫn tìm cách tiếp tục hoạt động tại Nga hoặc âm thầm quay trở lại sau thời gian gián đoạn.

Việt Hà (Theo Kyiv Independent)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Gần 73 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động

Quý I/2025, cả nước có 72,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động với tổng số vốn đăng ký gần 356,8 nghìn tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

300 cảnh sát khám xét trước khi bắt Giám đốc Công ty Thiên An Phát

Nguyễn Xuân Tùng - Giám đốc Công ty Thiên An Phát và đồng phạm lập nhiều doanh nghiệp vệ tinh để khai thác cát trái phép trên tuyến sông Chu ở Thanh Hóa.

Tiếp tục đọc

Tổng giám đốc Công ty Phát An Gia đã lừa hơn 100 người như thế nào?

Đây là vụ án lừa đảo quy mô lớn, được tổ chức bài bản, nạn nhân hơn 100 người.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay