Nghịch lý đất hiếm: Cả thế giới săn lùng, DN quản lý mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam báo lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế hàng trăm tỷ đồng

Nghịch lý đất hiếm: Cả thế giới săn lùng, DN quản lý mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam báo lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế hàng trăm tỷ đồng

Giữa bối cảnh thế giới đang chạy đua săn lùng đất hiếm – nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng cho công nghệ cao, năng lượng tái tạo và quốc phòng – một trong số ít công ty khai thác đất hiếm tại Việt Nam lại báo lỗ.

Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2024 của Tổng Công ty Khoáng sản (Vimico – MCK: KSV) cho biết trong năm vừa qua có 2 công ty của doanh nghiệp báo lỗ gồm CTCP Gang thép Cao Bằng (CBI) lỗ 160 tỷ đồng và Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico (Lavreco) ghi nhận khoản lỗ hơn 42 tỷ đồng.

Không chỉ lỗ, vào cuối năm 2024, Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu còn bị cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản để thi hành Thông báo tiền thuế nợ hơn 140 tỷ đồng. Lý do doanh nghiệp nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

CTCP Đất hiếm Lai Châu được thành lập vào 2008 với sự tham gia của 6 cổ đông, vốn điều lệ 350 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị thành viên Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) – Tổng công ty Khoáng sản – TKV (HNX: KSV) nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu 55% vốn.

Đất hiếm là một trong những loại khoáng sản quý hiếm, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin…

Lavreco hiện đang quản lý mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này là mỏ Đông Pao (Tam Đường, Lai Châu). Mỏ có diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn oxit và thân quặng chính là F3 và F7, một loại quặng quý hiếm rất cần trong chế tạo công nghệ điện tử. Trữ lượng được cấp phép là đất hiếm (TR2O3) khoảng 1,1 triệu tấn, Barit (BaSO4) khoảng 4,2 triệu tấn và Fluorit (CaF2) khoảng 6 triệu tấn.

Mỏ đất hiếm Đông Pao đã được cấp phép nhưng chưa đủ điều kiện để khai thác do khó khăn về thị trường, công nghệ chế biến, thu xếp vốn và một số vướng mắc khác nên Dự án đang được điều chỉnh và tìm kiếm đối tác. Công ty đang báo cáo các cấp thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn và đang tích cực làm việc với các cơ quan chức năng, đối tác đầu tư để triển khai thực hiện dự án, thực hiện điều chỉnh dự án, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện một số công tác chuẩn bị đầu tư khác.

Khoản lỗ của CTCP Đất hiếm Lai Châu đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả quản lý, khai thác và tận dụng lợi thế tài nguyên trong nước.

Trong khi các quốc gia khác đang đẩy mạnh đầu tư và sản xuất để nắm giữ thị phần đất hiếm toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam lại gặp khó khăn về công nghệ, thị trường và vốn, khiến dự án đình trệ và phải tìm kiếm đối tác mới. Đây không chỉ là bài toán kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là vấn đề chiến lược của ngành tài nguyên khoáng sản Việt Nam trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Thu Phương

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VCB: Vietcombank lãi hơn 10.800 tỷ đồng trong quý 1, tiếp tục dẫn đầu ngành

Nhờ cắt giảm mạnh chi phí dự phòng và đà tăng từ hoạt động ngoài lãi, Vietcombank tiếp tục giữ vững ngôi đầu về lợi nhuận trong hệ thống, bất chấp áp lực chi phí và sụt giảm thu nhập từ dịch vụ.

Tiếp tục đọc

Vĩ mô dần tích cực sau thỏa thuận khoáng sản Mỹ – Ukraine. Cập nhật tình hình đàm phán thuế quan

Đầu 5/2025, Mỹ và Ukraine đã ký thỏa thuận lịch sử về khai thác và đầu tư vào khoáng sản, trong đó Mỹ và Ukraine sẽ đồng sở hữu Quỹ Đầu tư Tái thiết Mỹ-Ukraine với tỷ lệ 50/50.

Tiếp tục đọc

CLX: Từ cú nhảy vọt tăng 8.500% lợi nhuận đến gần 1 thập kỷ ‘ì ạch’: Những dự án bất động sản khiến ‘đại gia’ tương ớt bị chôn vốn

Nút thắt lớn nhất trong hoạt động của Cholimex hiện nay là quyết toán chuyển thể.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay