Kinh tế Mỹ đối mặt nhiều thách thức

Kinh tế Mỹ đối mặt nhiều thách thức

Hoạt động kinh doanh tại Hoa Kỳ có dấu hiệu phục hồi trong tháng 3, song những lo ngại về thuế nhập khẩu và các khoản cắt giảm chi tiêu công vẫn đang gây áp lực lên nền kinh tế và triển vọng trong năm.

Khu tài chính gần Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) – Ảnh: Reuters.

Báo cáo từ S&P Global cho thấy mức chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao nhất trong gần 2 năm qua, với sự gia tăng ở cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Các công ty dường như khá thận trọng trong việc tuyển dụng nhân sự.

Sự cải thiện này khó có thể xoa dịu những lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm và lạm phát cao. Niềm tin của người tiêu dùng suy giảm khi các hộ gia đình lo lắng về tương lai.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã áp đặt hàng loạt mức thuế nhập khẩu, với một số mức thuế được hoãn lại vào tháng này. Chính quyền này cũng đang thực hiện một chiến dịch cắt giảm chi tiêu công mạnh mẽ, sa thải hàng ngàn nhân viên công, mặc dù một số đã được tòa án yêu cầu phục hồi công việc.

Ông Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng của S&P Global Market Intelligence, nhận định: “Niềm tin kinh doanh đã trở nên u ám hơn, chủ yếu do những lo ngại về tác động tiêu cực từ các chính sách mới của chính quyền. Những mối lo chính là về tác động của việc cắt giảm chi tiêu liên bang và các mức thuế”.

Chỉ số PMI của S&P Global, theo dõi các ngành sản xuất và dịch vụ, đã tăng lên 53,5 trong tháng này so với mức 51,6 của tháng 2. Chỉ số nằm trên ngưỡng 50 cho thấy sự mở rộng của khu vực tư nhân.

Khảo sát được thực hiện từ ngày 12-21/3. Ngành dịch vụ là yếu tố chính góp phần nâng cao chỉ số PMI, một phần do nhiệt độ ấm hơn. Ngành sản xuất quay trở lại trạng thái thu hẹp sau 2 tháng tăng trưởng.

Chỉ số PMI cho thấy nền kinh tế đang dần hồi phục sau giai đoạn chậm lại trong nửa cuối quý I/2025, một phần do các đợt bão tuyết và thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, các số liệu thực tế như doanh số bán lẻ và báo cáo việc làm lại cho thấy những dấu hiệu rạn nứt trong nền tảng kinh tế.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 1,7% trong năm nay, giảm so với mức 2,1% được dự báo hồi tháng 12. Ngân hàng này ước tính chỉ số giá tiêu dùng PCE (loại trừ thực phẩm và năng lượng) sẽ tăng 2,8% trong năm nay, cao hơn so với ước tính trước đó là 2,5%.

Các chỉ số về giá cả và niềm tin kinh doanh tiếp tục cho thấy những thách thức mà nền kinh tế Hoa Kỳ đang phải đối mặt.

Khánh Nam-Reuters

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VCB: Vietcombank tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank, trong 6 tháng đầu năm 2025, ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, trên cơ sở đảm bảo an toàn và bền vững. Tín dụng được định hướng tăng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Tính đến 30/06/2025, tín dụng toàn hàng của Vietcombank đạt 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2024.

Tiếp tục đọc

HPG: Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn

Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.

Tiếp tục đọc

HPG: Lần đầu Hòa Phát bán thép cuộn cán nóng (HRC) vượt 1,1 triệu tấn trong một quý

Lũy kế 6 tháng đầu năm, bán hàng HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 5 triệu tấn, tăng 23% so với nửa đầu năm ngoái.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay