Gần 11 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam quý 1/2025

Gần 11 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam quý 1/2025
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
 
Về cơ cấu vốn FDI, vốn tăng thêm và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2025, có 401 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn, tăng 44,8% so với cùng kỳ, với tổng vốn đầu tư bổ sung đạt gần 5,16 tỷ USD, cao gấp 5,1 lần cùng kỳ năm ngoái.
 
Bên cạnh đó, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng sôi động với 810 giao dịch, tăng 11,6% và đạt tổng giá trị gần 1,49 tỷ USD, tăng tới 83,7% so với quý 1/2024.
 
Trong khi đó, vốn đăng ký mới chỉ đạt hơn 4,33 tỷ USD, giảm 31,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, xu hướng đang có dấu hiệu cải thiện. Trong tháng 3/2025, lượng vốn đầu tư mới tăng 66,5% so với tháng 1 và gấp 2,4 lần tháng 2. Số dự án đầu tư mới cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng.
 
 
Về tình hình giải ngân, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân quý đầu năm đạt khoảng 4,96 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ.
 
Về lĩnh vực đầu tư, 3 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,79 tỷ USD, chiếm gần 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 26% so với cùng kỳ.
 
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,39 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học – công nghệ; bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 591 triệu USD và hơn 272 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.
 
 
Về đối tác đầu tư, trong số 73 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn hơn 3 tỷ USD, chiếm 27,6% tổng vốn đầu tư.
 
Hàn Quốc giữ vị trí thứ hai với gần 2,04 tỷ USD, gấp gần 2,7 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).
 
Về địa bàn nhận đầu tư, Bắc Ninh, TP HCM và Hà Nội là ba địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI quý 1/2025. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với gần 1,9 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng vốn cả nước, gấp 2,1 lần cùng kỳ.
 
TP HCM xếp thứ hai cả nước về thu hút vốn FDI với 1,43 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn, tăng 58,3% so với cùng kỳ. Hà Nội đứng thứ ba với 1,42 tỷ USD, chiếm 12,9%, tăng 23,6% so với cùng kỳ. Các địa phương khác thu hút nhiều vốn đầu tư gồm Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Nam.
 

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TPC: Nhựa Tân Đại Hưng hết thời “đen tối” – Tân Chủ tịch Phạm Trung Cang khẳng định nguy cơ phá sản như năm 2023 đã không còn

Công ty chỉ vừa có lợi nhuận hơn 11 tỷ trở lại trong năm 2024, giai đoạn 2022-2023 TPC lỗ nặng.

Tiếp tục đọc

Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ báo lỗ năm thứ hai liên tiếp

Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ báo lỗ sau thuế hơn 11 tỷ đồng trong năm 2024. Trước đó, công ty cũng báo lỗ 1,4 tỷ đồng của năm 2023.

Tiếp tục đọc

‘Gánh’ nợ trái phiếu gần 3.800 tỷ đồng, Sài Gòn Capital kinh doanh ra sao?

Sài Gòn Capital ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 116 triệu đồng trong năm 2024. Công ty có dư nợ trái phiếu lên tới gần 3.800 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay