Lạm phát tháng 3 tại Mỹ tăng thấp hơn dự báo, Fed nêu rủi ro kép với kinh tế trước chính sách thuế quan của ông Trump

Lạm phát tháng 3 tại Mỹ tăng thấp hơn dự báo, Fed nêu rủi ro kép với kinh tế trước chính sách thuế quan của ông Trump

Ngày 10/3, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3.

Theo đó, CPI tháng giảm 0,1% trong tháng, đánh dấu mức giảm lần đầu tiên kể từ 2020.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tăng 2,4%, thấp hơn so với mức tăng 2,8% của tháng 2.

CPI lõi, loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, tăng 0,1% so với tháng 2/2025 và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng theo năm thấp nhất trong 4 năm. CPI lõi là thước đo lạm phát quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Tất cả con số trên đều thấp hơn so với dự báo của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát.

Diễn biến CPI toàn phần (đường liền) và CPI lõi (đường đứt đoạn) tại Mỹ từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2025. Nguồn: Bộ Lao động Mỹ.

Giá năng lượng giảm đã giúp kiềm chế lạm phát. Giá xăng giảm 6,3% trong tháng 3, đưa giá năng lượng giảm xuống 2,4%. Giá thực phẩm tăng 0,4%. Giá trứng tăng 5,9% trong tháng và tăng 60,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với tháng 1/2025, giá nhà ở – chiếm 1/3 trọng số CPI – chỉ tăng 0,2 % trong tháng 3.

Thị trường chứng khoán tương lai giảm sau khi dữ liệu lạm phát được công bố. Dow Jones tương lai giảm 430 điểm, tương đương 1,06%. S&P 500 giảm 1,44%. Nasdaq 100 giảm 1,81%.

Báo cáo được đưa ra vào thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ. Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố hoãn áp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại trong vòng 90 ngày, trừ Trung Quốc. Ông Trump cũng tuyên bố giảm thuế quan đối ứng xuống 10%, trong khi nâng thuế lên 125% với Trung Quốc.

Theo biên bản cuộc họp tháng 3 của Fed, hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều nhận đình rằng kinh tế Mỹ đang đối mặt với rủi ro kép: lạm phát tăng cao và tăng trưởng chậm lại. Một số thành viên nhấn mạnh rằng trong bối cảnh đó, Fed có thể sẽ phải đối diện với những “sự đánh đổi khó khăn” trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Biên bản ghi rõ: “Các thành viên đánh giá rằng mức độ bất định đối với triển vọng kinh tế đã gia tăng, với gần như tất cả đều nhận định rằng rủi ro lạm phát đang nghiêng về phía tăng, trong khi rủi ro đối với thị trường lao động có xu hướng suy giảm”.

Theo CNBC, Market Watch

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng

Dựa trên kết quả 6 tháng đầu năm 2025, xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, dòng vốn này có thể phân hóa rõ hơn về chất lượng và lĩnh vực đầu tư. Đây là chia sẻ của TS. Đặng Thảo Quyên - Chủ nhiệm cấp cao Bộ môn Kinh doanh quốc tế (Đại học RMIT Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo Tài chính - Đầu tư.

Tiếp tục đọc

Mỹ, Brazil âm thầm đe dọa dầu Nga tại quốc gia BRICS: Xuất khẩu tăng mạnh trong nửa đầu năm, hàng trăm nghìn thùng dầu đã cập bến

Nga đang dần đánh rơi thị phần dầu thô vào tay Mỹ và Brazil tại thị trường then chốt.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc phát hiện kho báu ‘vàng trắng’ 540 triệu tấn, toàn chuỗi cung ứng năng lượng rung chuyển

Với phát hiện này, Trung Quốc không chỉ củng cố vị thế hiện tại mà còn tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành quốc gia thống trị chuỗi giá trị toàn cầu.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay