Nga gặp trở ngại hạ tầng khi Trung Quốc tăng nhập LPG

Nga gặp trở ngại hạ tầng khi Trung Quốc tăng nhập LPG

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, Trung Quốc đang gia tăng nhập khẩu LPG từ Nga. Tuy nhiên, những hạn chế về hạ tầng tại Nga đang cản trở việc thay thế hoàn toàn LPG từ Mỹ, dù hai nước đang thúc đẩy các dự án chung nhằm tháo gỡ nút thắt này vào cuối năm 2025.

Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ ký kết tại Điện Kremlin về ngày 21 tháng 3 năm 2023 về đường ống dẫn khí đốt “Siberian Force 2”. Ảnh REUTERS

Trước nhu cầu LPG ngày càng tăng từ Trung Quốc, Nga đã ghi nhận mức tăng xuất khẩu lên tới 51% qua đường sắt trong quý I/2024, đạt 72.300 tấn, nhưng các giới hạn về hậu cần vẫn đang kìm hãm khả năng tăng trưởng nhanh. Một phần đáng kể trong mức tăng này đến từ Tập đoàn Dầu khí Irkutsk (INK), với sản lượng xuất từ nhà máy của họ tại Ust-Kut.

Thách thức về logistics

Xuất khẩu qua đường sắt hiện đang gặp nhiều giới hạn, trong đó có tình trạng quá tải tuyến đường sắt và công suất vận chuyển LPG còn hạn chế. Lượng LPG chuyển bằng tàu hỏa hiện nay vẫn chưa thể thay thế được nguồn cung từ Mỹ qua đường biển. Vì vậy, dù hai bên có chung mục tiêu tăng cường hợp tác năng lượng, những hạn chế về vận tải đường sắt vẫn là trở ngại lớn.

Ngoài ra, việc Nga hiện chưa có cảng biển chuyên dụng cho LPG tại vùng ven Thái Bình Dương càng khiến việc đẩy mạnh xuất khẩu qua đường biển trở nên khó khăn hơn. Giao thương hiện nay chủ yếu qua đường bộ, đặc biệt là đường sắt, đang dần rơi vào tình trạng quá tải, hạn chế đáng kể tiềm năng tăng trưởng của thị trường. Trước tình hình đó, các bên liên quan của Nga và Trung Quốc buộc phải chủ động tìm kiếm giải pháp thay thế để duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác năng lượng.

Các dự án cơ sở hạ tầng nhằm xóa bỏ những hạn chế

Để giải quyết tình trạng này, Nga và Trung Quốc đã bắt tay đầu tư xây dựng cảng chuyên dụng LPG đầu tiên tại cảng Sovetskaya Gavan, dự kiến đưa vào vận hành vào cuối năm 2025. Công trình này được xem là nhân tố then chốt giúp Nga mở rộng xuất khẩu LPG qua đường biển, giảm tải cho mạng lưới đường sắt và tăng khả năng cung ứng ổn định sang Trung Quốc.

Dự án Sovetskaya Gavan là một phần trong chiến lược hợp tác năng lượng lớn hơn giữa hai nước, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng gay gắt. Khi đi vào hoạt động, cảng mới sẽ góp phần hiện thực hóa tham vọng năng lượng của Trung Quốc, đồng thời giúp Nga tối ưu hóa việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên từ Siberia và vùng Viễn Đông – những khu vực trọng điểm trong chiến lược năng lượng của Moskva. Tuy nhiên, cho tới khi dự án hoàn tất, các giới hạn về logistics vẫn sẽ kìm hãm tốc độ mở rộng thương mại LPG song phương.

Nh.Thạch-AFP

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lãi suất cho vay bình quân trong tháng 4 giảm nhẹ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã đưa ra những thông tin đáng chú ý về diễn biến của thị trường tiền tệ, đặc biệt là về lãi suất trong thời gian qua.

Tiếp tục đọc

G7 bỏ qua thuế quan, cam kết giảm mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương từ các nước thuộc nhóm G7 hôm thứ Năm, cam kết giải quyết 'sự mất cân bằng quá mức' trong nền kinh tế toàn cầu và cho biết họ có thể tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga., theo Reuters

Tiếp tục đọc

Giới tài chính Nhật – Mỹ thừa nhận tỷ giá hối đoái do thị trường quyết định

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato vừa nhất trí rằng tỷ giá hối đoái USD - yên hiện phản ánh các yếu tố cơ bản.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay