Lộ diện nơi có quy mô kinh tế ‘khủng’ nhất nước sau sáp nhập

Lộ diện nơi có quy mô kinh tế ‘khủng’ nhất nước sau sáp nhập

GRDP của TP.HCM sau sáp nhập sẽ gấp đôi Hà Nội và gấp Điện Biên lên đến 423 lần.

TP.HCM dẫn đầu GRDP

Sau sáp nhập, vai trò “đầu tàu kinh tế” của TP.HCM càng rõ nét khi chiếm tới 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nếu cộng thêm quy mô của Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Theo đó, sau sáp nhập, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM dẫn đầu cả nước khi lên tới 2.707.805 tỷ đồng.

TP.HCM trước đây chiếm tỷ trọng 15,5% GDP. Sau khi hợp nhất thêm Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, sức ảnh hưởng càng lớn hơn khi đóng góp gần 24% cho cả nước.

GRDP của TP.HCM sau sáp nhập gần gấp đôi Thủ đô Hà Nội. Quy mô kinh tế thành phố cũng gấp đôi 6 địa phương mới ở khu vực Tây Nam Bộ cộng lại.

Chênh lệch thu ngân sách giữa TP.HCM mới với địa phương có quy mô kinh tế nhỏ nhất là Điện Biên lên đến 423 lần.

Ảnh minh hoạ

Sáp nhập với hai địa phương được xem là thủ phủ sản xuất công nghiệp và dịch vụ – du lịch phía Nam giúp TP.HCM củng cố vị thế trụ cột của nền kinh tế.

Hà Nội đứng vị trí thứ 2 dù không sáp nhập với tỉnh nào nhưng vẫn giữ quy mô kinh tế cao. Theo thống kê, GRDP của Hà Nội quý I năm nay ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm 2024, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. GRDP cả năm khoảng 1.426.000 tỷ đồng.

Hải Phòng có thêm Hải Dương, theo đó từ vị trí thứ 5 vươn lên thứ 3, GRDP lên 658.381 tỷ đồng.

Đồng Nai xếp vị trí thứ 4 khi sáp nhập với Bình Phước khi GRDP lên tới 613.072 tỷ đồng

Bắc Ninh ở vị trí thứ 5 sau sáp nhập Bắc Giang cũng có quy mô GRDP 439.767 tỷ đồng

Có 2 tỉnh được hợp nhất lại từ ba địa phương gồm Phú Thọ và Ninh Bình đều có quy mô kinh tế khá lớn. Đây là những địa phương có nhiều khu công nghiệp, sản xuất và du lịch nổi tiếng, thu hút lượng lớn nhà đầu tư và du khách. Theo đó, GRDP của Phú Thọ sau sáp nhập lên tới 354.516 tỷ đồng.

Quảng Ninh không sáp nhập có GRDP 347.500 tỷ đồng.

Lâm Đồng sáp nhập 3 tỉnh Đắc Nông, Bình Thuận, Lâm Đồng có quy mô lên tới 329.871 tỷ đồng; Thanh Hoá 318903 tỷ đồng; Tây Ninh sáp nhập Long An có quy mô kinh tế 312.466 tỷ đồng.

GRDP đầu người thay đổi

Sau sáp nhập, GRDP đầu người thay đổi. Quảng Ninh từ thứ 2 vươn lên thứ nhất. Trước đây, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương dẫn đầu về chỉ số này và sắp tới gộp về TPHCM. Số liệu này phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra tại địa phương trong năm tính trên bình quân một người dân.

Cụ thể, GRDP bình quân đầu người của Quảng Ninh là 249,3 triệu đồng. Ba đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương gồm TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng lần lượt chia nhau các vị trí tiếp theo với 199 triệu đồng, 164 triệu đồng và 160 triệu đồng.

Đồng Nai 139 triệu đồng; Bắc Ninh; 125 triệu đồng;Thái Nguyên sáp nhập Bắc Kạn 106 triệu đồng; Tây Ninh sáp nhập Long An 105 triệu đồng; Khánh Hoà sáp nhập Ninh Thuận 100 triệu đồng; Lâm Đồng 96 triệu đồng.

Anh Nhật-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Giá dầu nhích nhẹ trước lo ngại về nguồn cung sụt giảm tại Venezuela

Giá dầu nhích nhẹ trong phiên 28/5, giữa bối cảnh giới đầu tư cân nhắc về rủi ro nguồn cung sau khi Mỹ cấm tập đoàn Chevron xuất khẩu dầu từ Venezuela theo một giấy phép tài sản mới.

Tiếp tục đọc

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân và ngành công nghiệp Việt

 Bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 28/5, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) đã có những trao đổi xung quanh vấn đề về đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Tiếp tục đọc

‘Chân dung’ doanh nghiệp vừa ‘hút’ thành công gần 400 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

Song Phương- doanh nghiệp vừa huy động thành công gần 400 tỷ đồng trái phiếu, được biết đến là chủ đầu tư dự án Amira Chơn Thành.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay