ACBS giảm 31% lãi trong quý I

ACBS giảm 31% lãi trong quý I

Chi phí hoạt động của ACBS tăng mạnh 60,9% lên 527,9 tỷ đồng trong quý I/2025, chủ yếu do tăng dự phòng chi phí cho vay, lỗ tài sản tài chính FVTPL… Qua đó, lãi ròng công ty giảm 31% còn 146 tỷ đồng.

Lãi ròng ACBS quý I/2025 giảm hơn 31% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: ACBS.

Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) vừa công bố BCTC quý I/2025 với nhiều điểm đáng chú ý. Theo đó, doanh thu hoạt động ACBS trong kỳ đạt 753 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu công ty được hỗ trợ chính nhờ lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận theo FVTPL 303,9 tỷ đồng (tăng gần 3,4%) và chiếm hơn 40% cơ cấu doanh thu. Ngoài ra, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 170,5 tỷ đồng, tăng 82,5%; lãi từ cho vay margin 206,5 tỷ đồng, tăng 64,5%. Ngược lại, hoạt động môi giới chứng khoán giảm mạnh 34,4% so với cùng kỳ năm trước còn 66,8 tỷ đồng.

Dù vậy, chi phí hoạt động ACBS tăng mạnh 60,9% lên 527,9 tỷ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là dự phòng chi phí cho vay 178,2 tỷ đồng (tăng 162,4%), lỗ tài sản tài chính FVTPL 266 tỷ đồng (tăng gần 49%)… Tính ra, công ty lãi ròng 146 tỷ đồng, giảm gần 31,2% so với quý I/2024.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản ACBS tại ngày 31/3/2025 đạt 30.491 tỷ đồng, tăng 4.450 tỷ đồng so với số đầu kỳ. Chiếm đến hơn một nửa tổng tài sản là các khoản đầu tư HTM (15.624 tỷ đồng), phần lớn là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (15.045 tỷ đồng).

Ngoài ra, dư nợ cho vay công ty cũng tăng từ gần 8.690 tỷ đồng lên hơn 9.423 tỷ đồng, chiếm phần lớn là cho vay giao dịch ký quỹ (margin) hơn 9.338 tỷ đồng.

Đặc biệt, giá trị hợp lý các tài sản tài chính FVTPL cũng tăng mạnh từ 3.126 tỷ đồng lên gần 3.893 tỷ đồng, chiếm phần lớn là cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu giao dịch trên UPCOM (2.287 tỷ đồng), tài sản cơ sở cho hoạt động phòng ngừa rủi ro của chứng quyền (gần 898 tỷ đồng) và trái phiếu Chính phủ (gần 698 tỷ đồng).

Về nguồn vốn, tại thời điểm cuối quý I/2025, nợ phải trả công ty đạt 18.093 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,8% so với số đầu năm. Trong đó, chiếm chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (16.780 tỷ đồng) với các bên cho vay là BIDV, Eximbank và Vietcombank.

Khả Mộc-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Giá phân bón tăng, hóa chất hạ nhiệt: Ngành sản xuất hưởng lợi hay bước vào giai đoạn rủi ro mới?

Quý 1/2025 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngành phân bón – hóa chất, với hàng loạt doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng cao. Tuy nhiên, triển vọng phía trước đang có nhiều yếu tố bất định từ giá hàng hóa đến chính sách thuế mới.

Tiếp tục đọc

BGE: Cổ phiếu BGE phục hồi mạnh, lãnh đạo BCG Energy tranh thủ thoái vốn

Trong bối cảnh cổ phiếu BGE phục hồi mạnh, ông Đặng Đình Quyết – Phó Tổng Giám đốc BCG Energy vừa đăng ký bán 3 triệu cồ phiếu BGE, gần như toàn bộ cổ phần đang nắm giữ để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.

Tiếp tục đọc

Kiếm 95 tỷ đồng/ngày, SJC bất ngờ báo lãi gấp 4 lần so với năm 2023, tồn kho bao nhiêu vàng?

Năm 2025, ban lãnh đạo SJC đặt mục tiêu doanh thu tăng lên gần 34.900 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 89 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay