Thị trường ô tô Nga chìm trong khủng hoảng

Thị trường ô tô Nga chìm trong khủng hoảng

Thị trường ô tô Nga đang đối diện với một trong những đợt sụt giảm doanh số tồi tệ nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo trang Motor1, thị trường ô tô Nga hiện rơi vào tình trạng vắng khách nghiêm trọng khi doanh số bán xe mới sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Thị trường ô tô Nga đang trải qua một trong những đợt sụt giảm doanh số mạnh nhất trong vòng một thập kỷ gần đây.

Số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (AEB) cho thấy, doanh số bán ô tô tại Nga trong tháng 3/2025 giảm tới 45% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn 83.000 xe.

Tính chung cả quý đầu năm, tổng lượng xe bán ra chỉ đạt 254.000 chiếc, giảm 26% so với quý I/2024.

AEB, tổ chức đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Nga, cho biết đây là mức giảm doanh số bán xe nhiều thứ hai ở quốc gia này trong vòng 10 năm trở lại đây.

Trong quá khứ, thị trường ô tô Nga từng ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng nhất vào tháng 3/2022 với mức giảm lên tới 59%. Đây là quãng thời gian một tháng sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Trước đó, cuộc khủng hoảng tài chính vào đầu năm 2015 cũng từng khiến doanh số xe tại Nga giảm tới 36%.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại được cho là nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Alexey Kalitsev, Chủ tịch Ủy ban Các nhà sản xuất ô tô thuộc AEB, cảnh báo rằng nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, ngành công nghiệp ô tô của Nga sẽ đối diện nguy cơ khủng hoảng nặng nề, đòi hỏi chính phủ phải có các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp.

Theo ông Kalitsev, một trong những lý do khiến người dân Nga trì hoãn mua xe mới là do họ tin rằng một số thương hiệu nước ngoài trước đây rời bỏ thị trường sẽ quay trở lại.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này chưa hề xảy ra và chỉ khiến lượng nhu cầu bị dồn nén ngày càng nhiều hơn. Nếu tình trạng trì trệ vẫn tiếp tục kéo dài, nguy cơ khủng hoảng sẽ ngày càng hiện hữu rõ ràng hơn.

Việc nhiều thương hiệu ô tô lớn trên thế giới quyết định rời khỏi Nga hoặc tạm dừng hoạt động sau khi nước này xảy ra xung đột tại Ukraine càng làm trầm trọng thêm tình hình.

Các hãng như: Ford, BMW, Lamborghini, Toyota, Mercedes-Benz đã áp dụng nhiều biện pháp để tách biệt khỏi thị trường Nga, bao gồm trả tiền để công nhân nghỉ việc, bán tài sản và ngừng sản xuất tại quốc gia này.

Ngoài ra, các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga cũng gây sức ép lớn lên ngành công nghiệp ô tô nội địa, đẩy các công ty vào tình thế khó khăn về tài chính, khiến tương lai của ngành ô tô Nga càng thêm mờ mịt.

Chí Vũ-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Cổ phiếu Hòa Phát lên đỉnh 3 năm, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long tăng vọt

Cổ phiếu Hòa Phát bứt phá mạnh trong phiên 8/7 với giao dịch sôi động, có thời điểm vượt đỉnh 3 năm.

Tiếp tục đọc

Sáu tháng đầu năm 2025, kinh tế Hà Nội tăng trưởng vượt kịch bản

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 25 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2025, kinh tế của thành phố đã tăng trưởng vượt kịch bản, quý sau cao hơn quý trước, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế của thành phố bảo đảm hoàn thành mục tiêu 8% của cả năm.

Tiếp tục đọc

Mỹ chọn cách tiếp cận ‘mềm’ với Việt Nam trong cuộc chiến thuế quan mới?

Dù nằm trong danh sách các quốc gia bị áp thuế đối ứng từ Mỹ, Việt Nam dường như vẫn "nhẹ gánh" hơn so với một số nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á khi chỉ chịu mức thuế 20%, thấp hơn đáng kể so với Indonesia (32%), Campuchia (36%), Myanmar (40%), Malaysia (25%).

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay