Kinh doanh khởi sắc nửa cuối năm, Shinhan Finance thoát lỗ ngoạn mục

Kinh doanh khởi sắc nửa cuối năm, Shinhan Finance thoát lỗ ngoạn mục

Báo lỗ gần trăm tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, thế nhưng nhờ ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong nửa cuối năm, Shinhan Finance thoát lỗ ngoạn mục, báo lãi 56,2 tỷ đồng.

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế 56,2 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với khoản lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm 2023.

Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2024, Shinhan Finance vẫn còn ghi nhận khoản lỗ sau thuế hơn 95 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh khả quan trong nửa cuối năm đã giúp công ty đảo chiều thành công, chuyển từ thua lỗ sang có lãi. Điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong hoạt động kinh doanh và hiệu quả vận hành của công ty tài chính này.

Về sức khỏe tài chính, tính đến ngày 31/12/2024, vốn chủ sở hữu của Shinhan Finance đạt 2.640 tỷ đồng, tăng 7,8% so với đầu năm. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 751 tỷ đồng, các quỹ trích lập từ lợi nhuận sau thuế là 372 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên tới hơn 1.517 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả của công ty cũng giảm đáng kể, từ hơn 9.367 tỷ đồng vào đầu năm xuống còn 8.053 tỷ đồng vào cuối năm 2024, tương ứng mức giảm 14%. Trong đó, cơ cấu nợ bao gồm 4.698 tỷ đồng nợ vay ngân hàng, 2.802 tỷ đồng vốn tài trợ và ủy thác đầu tư, 200 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá, cùng 352,6 tỷ đồng nợ phải trả khác.

Shinhan Finance sạch nợ trái phiếu, dư nợ phải trả sụt giảm mạnh trong năm qua.

Dự nợ phải trả của Shinhan Finance sụt giảm mạnh trong năm qua, phần lớn đến từ việc công ty tài chính này đã đưa dư nợ trái phiếu về Zero trước thời điểm kết thúc năm tài chính 2024. Cụ thể, Shinhan Finance đã tất toán thành công lô trái phiếu BONDS2024 với giá trị 1.000 tỷ đồng.

Được biết, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Shinhan Việt Nam được thành lập vào tháng 04/2007 (tiền thân là Công ty TNHH MTV Tài chính Prudential Việt Nam – Prudential Finance, công ty này chính thức hoạt động dưới thương hiệu Shinhan Finance từ tháng 07/2019), vốn điều lệ hiện tại là 615 tỷ đồng. Trụ sở chính của công ty tài chính này đặt tại Tầng 17 và Tầng 23, tòa nhà TTTM Sài Gòn, 37 Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM.

Shinhan Finance hiện là công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn nước ngoài, thành viên của Shinhan Card (Hàn Quốc).

Mạnh Đại-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Sửa đổi Luật các TCTD 2024: Kỳ vọng tạo bước ngoặt trong xử lý nợ xấu

Sau hơn 6 năm triển khai, Nghị quyết 42 đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc tháo gỡ các vướng mắc và tạo nền tảng pháp lý cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, kể từ khi nghị quyết này hết hiệu lực vào cuối năm 2023, hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang gặp không ít trở ngại, đặc biệt do nhiều quy định quan trọng chưa được luật hóa trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng hồ sơ pháp lý nhằm kế thừa và phát huy kết quả từ Nghị quyết 42. Dự thảo luật sửa đổi hiện đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. TS. Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đã có những chia sẻ thẳng thắn về các điểm nghẽn trong xử lý nợ xấu hiện nay, kỳ vọng từ Luật TCTD sửa đổisẽ gỡ vướng pháp lý, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và an toàn hệ thống.

Tiếp tục đọc

Đồng USD quay đầu giảm khi nỗi lo về kinh tế Mỹ trỗi dậy

Sau 4 tuần tăng giá liên tiếp, đồng USD đã quay đầu giảm trở lại vào đầu phiên giao dịch châu Á sáng thứ Hai (19/6) sau khi Moddy hạ xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ, cộng thêm nỗi lo căng thẳng thương mại lại trỗi dậy, đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư.

Tiếp tục đọc

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng: Chiến lược vượt khủng hoảng

Hiện nay, kinh tế toàn cầu đang gặp những bất ổn, từ căng thẳng địa chính trị đến biến động giá nguyên vật liệu, chuỗi cung ứng đang đối mặt với nhiều rủi ro chưa từng có. Những doanh nghiệp dẫn đầu không chỉ phản ứng linh hoạt mà còn chủ động xây dựng hệ thống quản trị rủi ro vững chắc để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay