Quý 1/2025, dệt may là mặt hàng duy nhất xuất khẩu sang Nhật đạt giá trị tỷ USD

Quý 1/2025, dệt may là mặt hàng duy nhất xuất khẩu sang Nhật đạt giá trị tỷ USD

Trong quý đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 39 mặt hàng chính sang Nhật Bản, trong đó dệt may là mặt hàng duy nhất có kim ngạch đạt mốc trên một tỷ USD.

Theo số liệu từ Cục Hải quan, quý 1/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản đạt 12,19 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY). Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản thu về 6,39 tỷ USD, tăng 12,5% YoY; nhập khẩu từ nước này đạt 5,79 tỷ USD, tăng 4% YoY.

Trong kỳ, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 39 mặt hàng chính. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất thuộc nhóm dệt may, điện tử, gỗ và thủy sản. Trong đó dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 11,9% YoY và là mặt hàng duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sang nước này trong kỳ đạt kim ngạch tỷ USD.

Việt Nam còn thu về 643 triệu USD từ xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang Nhật Bản, giảm 0,6% so với cùng kỳ; điện thoại và linh kiện với 503 triệu USD, tăng 49,4% YoY; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 371 triệu USD, tăng 12,3% YoY; phương tiện vận tải và phụ tùng với 788 triệu USD, tăng 9,7% YoY.

Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đạt 510,9 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ; thủy sản với 358 triệu USD, tăng 11,6% YoY.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 mặt hàng trên đạt 4,24 tỷ USD, tương ứng chiếm 66% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong kỳ.

Trong nhóm nông sản, Việt Nam thu về 279 triệu USD từ xuất khẩu các mặt hàng nhóm này sang Nhật Bản, tăng 44% so với quý 1/2024. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong nhóm với 201,1 triệu USD, tăng 52% YoY. Các mặt hàng đứng sau lần lượt là rau quả với 54,4 triệu USD, tăng 22,7% YoY; hạt điều với 17,3 triệu USD, tăng 21,8% YoY; hạt tiêu với 5,9 triệu USD, tăng 68,2% YoY; sắn và sản phẩm từ sắn đạt 0,8 triệu USD, tăng 336% YoY.

Trong số các mặt hàng chính, Việt Nam còn xuất khẩu than sang Nhật Bản tăng gấp 97 lần so với cùng kỳ, từ mức 0,07 triệu USD tại quý 1/2024 lên 6,8 triệu USD tại kỳ này.

Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này 39 mặt hàng chính. Hai mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tỷ USD lần lượt là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 1,99 tỷ USD, giảm 3,6% YoY; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác với 1,22 tỷ USD, tăng 30,8% YoY.

Tổng kim ngạch nhập khẩu hai mặt hàng trên đạt 3,22 tỷ USD, tương ứng chiếm 55% tỷ trọng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.

Một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ quốc gia Đông Á này có giá trị trên 100 triệu USD còn bao gồm sắt thép với 372 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước; phế liệu sắt thép với 253 triệu USD, giảm 9,8% YoY; sản phẩm từ chất dẻo với 202 triệu USD, tăng 15,9% YoY; vải với 163 triệu USD, tăng 6,6% YoY.

Việt Nam chi 141 triệu USD để nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ Nhật Bản, tương ứng tăng 22,1% so với quý 1/2024; chất dẻo nguyên liệu với 142 triệu USD, tăng 18,8% YoY; sản phẩm hóa chất với 146 triệu USD, giảm 3% YoY; hóa chất với 125 triệu USD, tăng 1,8% YoY.

Trong nhóm mặt hàng trên 100 triệu USD, Việt Nam còn chi 106 triệu USD để nhập khẩu kim loại thường khác từ Nhật Bản, giảm 2,6% YoY; 100 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép, tăng 2,3% YoY.

Dương Anh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Giá phân bón tăng, hóa chất hạ nhiệt: Ngành sản xuất hưởng lợi hay bước vào giai đoạn rủi ro mới?

Quý 1/2025 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngành phân bón – hóa chất, với hàng loạt doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng cao. Tuy nhiên, triển vọng phía trước đang có nhiều yếu tố bất định từ giá hàng hóa đến chính sách thuế mới.

Tiếp tục đọc

BGE: Cổ phiếu BGE phục hồi mạnh, lãnh đạo BCG Energy tranh thủ thoái vốn

Trong bối cảnh cổ phiếu BGE phục hồi mạnh, ông Đặng Đình Quyết – Phó Tổng Giám đốc BCG Energy vừa đăng ký bán 3 triệu cồ phiếu BGE, gần như toàn bộ cổ phần đang nắm giữ để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.

Tiếp tục đọc

Kiếm 95 tỷ đồng/ngày, SJC bất ngờ báo lãi gấp 4 lần so với năm 2023, tồn kho bao nhiêu vàng?

Năm 2025, ban lãnh đạo SJC đặt mục tiêu doanh thu tăng lên gần 34.900 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 89 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay