Bất động sản Thái Bình lỗ ròng hơn 116 tỷ đồng năm 2024

Bất động sản Thái Bình lỗ ròng hơn 116 tỷ đồng năm 2024

Trong năm 2024, Bất động sản Thái Bình lỗ ròng sau thuế gần 116,1 tỷ đồng, tổng nợ phải trả gấp 3,6 lần vốn chủ sở hữu.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty Cổ phần Kinh doanh Bất động sản Thái Bình mới đây công bố thông tin về tình hình tài chính năm 2024 của doanh nghiệp.

Theo đó, kết thúc năm tài chính 2024, Bất động sản Thái Bình lỗ ròng sau thuế gần 116,1 tỷ đồng, trong khi năm 2023 doanh nghiệp này vẫn lãi ròng hơn 36,5 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2024, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn gần 677,2 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu ghi nhận 750 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 72,8 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu so với năm 2023 giảm từ 3,94 lần xuống còn 3,6 lần, tương đương tổng nợ phải trả ở mức gần 2.441,3 tỷ đồng.

Trong đó, nợ vay ngân hàng ghi nhận 300 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận khoản này. Tính đến cuối năm 2024, doanh nghiệp cũng không ghi nhận nợ vay từ phát hành trái phiếu, nợ phải trả khác gần 2.141,3 tỷ đồng, chiếm 87,7% tổng nợ.

Về Bất động sản Thái Bình, doanh nghiệp này được thành lập ngày 25/5/201, ngành nghề kinh doanh chính là Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Lê Thị Mỹ (25%); Diệp Văn Phát (40%), Diệp Hữu TInh (25%), Diệp Thị Kim Mai (5%) và Diệp Thị Kim Xuân (5%). Người đại diện theo pháp luật là ông Diệp Văn Phát (SN 1946)- Chủ tịch HĐTV.

Tại đăng ký thay đổi hồi tháng 11/2016, các cổ đông trên đồng loạt thoái toàn bộ vốn tại Bất động sản Thái Bình. Đến tháng 6/2017, vốn điều lệ của doanh nghiệp được điều chỉnh tăng từ 150 tỷ đồng lên 420 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 550 tỷ đồng vào tháng 5/2018, sau đó là 750 tỷ đồng vào tháng 8/2018; cơ cấu cổ đông không được công bố.

Sau nhiều “biến động” về người đứng đầu, đến tháng 1/2019, ông Bùi Đạt Chương trở thành Chủ tịch HĐQT, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Ông Bùi Đạt Chương được biết đến là em trai ông Bùi Thành Nhơn- Chủ tịch Tập đoàn Nova (Nova Group).

Theo nội dung đăng ký thay đổi hồi tháng 3/2024, ông Trần Ngọc Đại (SN 1975) là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Bất động sản Thái Bình.

Ngoài Bất động sản Thái Bình, ông Trần Ngọc Đại còn đứng tên tại hàng loạt doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH Bất động sản Gia Phú; Công ty TNHH Nova An Phú; Công ty TNHH Phát triển Quốc tế thế kỷ 21;… Đây đều là các doanh nghiệp có liên quan đến Novagroup.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

LGM: Thua lỗ 6 năm liên tiếp, âm vốn gần 80 tỷ: Doanh nghiệp dệt may 40 năm tuổi phải tạm ngừng hoạt động sản xuất gia công

Legamex cũng là một trong những DN chịu hệ luỵ của "cú giáng" gã khổng lồ Amazon. Tương tự Garmex Sài Gòn, LGM từ cuối năm 2022 đối mặt với tình trạng đứt gãy đơn hàng gia công tủ vải cho Gilimex.

Tiếp tục đọc

Cú hích pháp lý cho kinh tế tư nhân – từ Trung Quốc đến Việt Nam

Trong lúc Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị với cam kết rõ ràng, mạnh mẽ về phát triển kinh tế tư nhân thì tại Trung Quốc, cam kết tương tự đã được luật hóa thành một đạo luật riêng, rất cụ thể và có hiệu lực ngay trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro

Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay