Bị chặn đường sang Mỹ, doanh nghiệp Trung Quốc bôn ba tìm kiếm thị trường mới, nhiều quốc gia lo sợ trước ‘cơn lũ’ hàng giá rẻ Trung Quốc

Bị chặn đường sang Mỹ, doanh nghiệp Trung Quốc bôn ba tìm kiếm thị trường mới, nhiều quốc gia lo sợ trước ‘cơn lũ’ hàng giá rẻ Trung Quốc

Các công ty dệt may Trung Quốc đổ xô đến các quốc gia như Indonesia để tìm kiếm thị trường mới thay thế Mỹ.

Wang Chengpei, chủ doanh nghiệp Suzhou Feimosi Textile Technology chuyên sản xuất vải polyester và nylon cho trang phục lao động và thể thao, từng ghi nhận khoảng 30% doanh thu từ các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Mỹ nâng thuế lên 145% với hàng hóa Trung Quốc, khoảng một 1/3 đơn hàng của Wang bị đình trệ, buộc ông phải tìm kiếm thị trường mới, trong đó có Indonesia.

Tại một hội chợ dệt may trong tháng này tại thủ đô Jakarta (Indonesia), ông Wang đã giới thiệu những mẫu vải có khả năng ngăn tia cực tím, phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Indonesia.

“Chúng tôi đến đây để xem liệu có thể mở ra những thị trường mới và lấp khoảng trống do khách hàng Mỹ để lại”, ông nói.

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tỏa ra khắp thế giới nhằm tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm vốn dành cho khách hàng Mỹ.

Nhưng sẽ không dễ để tìm ra thị trường thay thế cho Mỹ. Theo hải quan Trung Quốc, Mỹ là nước nhập khẩu hàng Trung Quốc nhiều nhất, chiếm khoảng 500 tỷ USD – tương đương khoảng 15% lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc năm 2024.

Theo Oxford Economics, khoảng 20% hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ có mức độ phụ thuộc cao vào thị trường này. Goldman Sachs ước tính, từ 10-20 triệu việc làm tại Trung Quốc đang phục vụ sản xuất hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và kinh tế trong nước trì trệ, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc buộc phải tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài. Chính quyền Trung Quốc cam kết thúc đẩy tiêu dùng trong nước và hỗ trợ các ngành chịu ảnh hưởng bởi thuế quan. Các công ty thương mại điện tử như JD.com cũng khởi động các sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu chuyển hướng về thị trường nội địa.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc vẫn yếu. Sau sự sụp đổ của thị trường bất động sản và kinh tế tăng chậm, người dân Trung Quốc phải thắt lưng buộc bụng. Giá tiêu dùng gần như đi ngang, giá xuất xưởng giảm hơn 2 năm liên tiếp và nhập khẩu sụt giảm.

Ông Qian Xichao, đại diện công ty Dệt Hongyuan chia sẻ rằng lần đầu tiên tham gia hội chợ tại Indonesia vì dư thừa nguồn cung trong nước, dẫn đến cạnh tranh giá và lợi nhuận bị bào mòn. “Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là ra ngoài tìm kiếm cơ hội mới”, ông cho biết.

Theo Allianz, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Indonesia, Mexico, Singapore, Saudi Arabia và Nigeria là những thị trường tiềm năng hấp thụ hàng xuất khẩu Trung Quốc thay thế Mỹ, với tốc độ tăng trưởng dự kiến khoảng 6% mỗi năm trong 3 năm tới.

Tại hội chợ dệt may lớn nhất Indonesia, số lượng doanh nghiệp Trung Quốc tham gia gấp đôi doanh nghiệp nội địa, với khoảng 400 công ty Trung Quốc lần đầu tiên có mặt tại đây. Nhiều doanh nghiệp cho biết một phần sản xuất của họ đã bị đình trệ do đơn hàng giảm sút.

Indonesia, với ngành sản xuất đang phát triển và dân số gần 280 triệu người, được đánh giá là thị trường đầy hứa hẹn. Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng kỳ vọng hưởng lợi gián tiếp nếu các nhà xuất khẩu dệt may Indonesia tăng xuất khẩu sang Mỹ, bởi Mỹ áp thuế 32% lên hàng hóa Indonesia – mức thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc chuyển dịch thị trường không dễ dàng. Nhiều gian hàng Trung Quốc tại hội chợ vắng khách, một số nhân viên bán hàng thậm chí còn ngồi lướt điện thoại. Một số sản phẩm như vải cotton và polyester dày của doanh nghiệp Trung Quốc không phù hợp với khí hậu Indonesia. “Sản phẩm của chúng tôi có thể chưa phù hợp với thị trường này”, bà Xi Ya, quản lý của công ty Baoji Changxin Cloth, thừa nhận.

Nhiều nhà sản xuất cho biết họ chưa dám ra quyết định lớn do chính sách thuế bất định của ông Trump. Một số đang tìm kiếm cơ hội tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi. “Chúng tôi phải chờ thuế ổn định mới dám tiến hàn, nếu không rủi ro quá lớn”, ông Michael Wang, quản lý công ty Shaoxing Double-Color Textile, cho biết.

Trong khi đó, ông Martin Sutanto, Giám đốc bán hàng công ty Fabriku (Indonesia), bày tỏ lo ngại rằng một làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn. Nhiều quốc gia ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Âu đã đệ đơn khiếu nại chống bán phá giá đối với hàng Trung Quốc. “Nếu hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Indonesia, chúng tôi sẽ rất khó khăn”, ông nói.

Theo WSJ

Y Vân

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thu hồi thêm gần 130.00m2 đất của Công ty cao su Đồng Nai

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định thu hồi đất của Công ty cao su Đồng Nai để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục đọc

Đồng Hỷ: Giá trị ngành chăn nuôi mỗi năm tăng gần 26 tỷ đồng

Trong 5 năm qua (2020-2025), ngành chăn nuôi huyện Đồng Hỷ có bước phát triển mạnh, đạt mức tăng bình quân gần 26 tỷ đồng/năm. Năm 2020, giá trị ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện đạt trên 496 tỷ đồng, đến nay đã tăng lên 625 tỷ đồng, tăng gần 129 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần đào tạo 21.000 người tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến sẽ đào tạo 21.000 người để tiếp nhận chuyển giao công nghệ đường sắt.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay