50 năm thống nhất đất nước: Việt Nam ‘hóa rồng’ thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á và sự trỗi dậy của 40+ doanh nghiệp tỷ đô

50 năm thống nhất đất nước: Việt Nam ‘hóa rồng’ thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á và sự trỗi dậy của 40+ doanh nghiệp tỷ đô

Hơn 40 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ đô của thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời khi nào, họ phát triển và định hình nền kinh tế ra sao?

Sau 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Việt Nam đã vươn mình trở thành một nền kinh tế được ví như ngôi sao đang lên hay con hổ mới của châu Á. Với GDP năm 2024 đạt 476,3 tỷ USD, Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, vượt qua Philippines (462 tỷ USD) và Malaysia (422 tỷ USD).

Hành trình phát triển của nền kinh tế đi cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt, trong đó, tính đến ngày 29/4/2025, thị trường chứng khoán ghi nhận hơn 40 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD.

Năm thành lập của những “người khổng lồ” Việt Nam phần nào phản ánh sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung đến thời kỳ hội nhập và tăng trưởng.

Trước 1975: 8 doanh nghiệp tỷ đô ra đời

Trước năm 1975, 8 doanh nghiệp tỷ đô đã hình thành, chủ yếu là các đơn vị quốc doanh.

Vietcombank (1963) dẫn đầu với vốn hóa 18,41 tỷ USD, tiếp theo là BIDV (1957, 9,33 tỷ USD). Các doanh nghiệp khác như Sabeco (1875, 2,37 tỷ USD), Vietnam Airlines (1956, 2,69 tỷ USD), và Petrolimex (1956, 1,69 tỷ USD) cũng ra đời trong giai đoạn này.

Trong đó, Vietcombank – tổ chức có giá trị vốn hóa lớn nhất Việt Nam – tiền thân là Sở Quản lí Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam). Đây cũng là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá.

Sau 1975: Đổi Mới và sự bùng nổ doanh nghiệp tỷ đô

Giai đoạn 1975-1985 là bước khởi đầu chậm với sự ra đời của Vinamilk (1976, 4,63 tỷ USD), Becamex IDC (1976, 2,19 tỷ USD), và REE (1977, 1,24 tỷ USD), là các doanh nghiệp trong ngành F&B và xây dựng, hạ tầng.

Bà Mai Kiều Liên – TGĐ Vinamilk từng kể lại, khi bà lựa chọn ngành để làm việc, người cha đã nói rằng: Sau chiến tranh, dinh dưỡng là điều cần thiết nhất với trẻ em.

Giai đoạn 1985-1995 chứng kiến sự bùng nổ phát triển của doanh nghiệp sau Đổi Mới với 16 doanh nghiệp tỷ đô. Ngành ngân hàng áp đảo với 11 doanh nghiệp, như Vietinbank (1988, 7,68 tỷ USD), Techcombank (1993, 7,18 tỷ USD), và VPBank (1993, 5,05 tỷ USD) phản ánh nhu cầu tín dụng và đầu tư trong bối cảnh Việt Nam gia nhập ASEAN (1995).

Các ngành khác như công nghệ (FPT, 1988, 6,19 tỷ USD), thép (Hòa Phát, 1992, 6,27 tỷ USD), và bất động sản/đa ngành (Vingroup, 1993, 10,00 tỷ USD) cũng nổi lên, đặt nền móng cho các ngành công nghiệp hiện đại.

Đáng chú ý, năm 1993 ghi dấu ấn của các tỷ phú Đông Âu khi Vingroup, Techcombank, VPBank, Masan Group đều thành lập vào năm này.

Vingroup do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT, thành lập năm 1993 là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay.

1995-2005 là giai đoạn phát triển phong phú của các doanh nghiệp tỷ đô ở nhiều lĩnh vực ‘mới mẻ’ hơn như hàng tiêu dùng, chứng khoán, ICT, công nghệ viễn thông…

Masan Consumer (1996, 4,84 tỷ USD), VIB (1996, 1,99 tỷ USD), FPT Telecom (1997, 1,70 tỷ USD), SSI (1999, 1,72 tỷ USD), Khang Điền (2001, 1,02 tỷ USD), và Mobile World Group (2004, 3,42 tỷ USD) là những doanh nghiệp ra đời trong giai đoạn này, phát triển nhờ sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, thu nhập đầu người gia tăng.

Giai đoạn 2005-2015 có 10 doanh nghiệp tỷ đô, với bất động sản và viễn thông là nhóm ngành nổi bật.

Vinhomes (2008, 9,78 tỷ USD), Viettel Global (2007, 7,96 tỷ USD), và ACV (2012, 7,88 tỷ USD) dẫn đầu. Các doanh nghiệp khác như Vietjet Air (2007, 1,79 tỷ USD), LPBank (2008, 3,74 tỷ USD), và Vietnam Rubber Group (2006, 3,65 tỷ USD) cũng góp mặt.

Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, các doanh nghiệp ra đời trong giai đoạn này chưa tạo được dấu ấn trên bản đồ tỷ đô. Chỉ có 2 doanh nghiệp là Sunshine Homes và CTCP Điện lực Gelex (GEE).

Lan Hạ-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

BSC ‘điểm danh’ doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận tăng tốc từ quý 2/2025

Trong nửa cuối năm 2025, câu chuyện đảo chiều của một số doanh nghiệp bất động sản như Novaland, Phát Đạt, Đất Xanh...có thể sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Tiếp tục đọc

SHB ra mắt máy CRM – “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Tiếp tục đọc

Bất động sản Hà Nội đón loạt dự án mới, giá nhà có hạ nhiệt?

Sau thời gian dài khan hiếm nguồn cung, nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội đã ra mắt, tái khởi động, tạo nên một làn sóng mới cho thị trường.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay