Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lung lay: Người dân hạn chế chi tiêu, GDP lao dốc không tưởng

Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lung lay: Người dân hạn chế chi tiêu, GDP lao dốc không tưởng

Báo cáo GDP được công bố trong bối cảnh Tokyo đang trong quá trình đàm phán thương mại với Washington, song đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận cụ thể.

Nền kinh tế Nhật Bản đã ghi nhận mức suy giảm đầu tiên trong vòng một năm, với GDP quý I/2025 giảm 0,2% so với ba tháng trước đó, theo số liệu sơ bộ công bố ngày 16/5. Mức giảm này vượt dự báo của giới chuyên gia, khi khảo sát của Reuters chỉ dự đoán mức suy giảm 0,1%.

Tính theo năm, kinh tế Nhật Bản giảm 0,7% trong quý I – cao hơn nhiều so với mức giảm 0,2% mà các chuyên gia dự đoán. Nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu giảm 0,6%, khiến GDP bị kéo xuống 0,8 điểm phần trăm. Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách thương mại không ổn định của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế Nhật Bản vẫn tăng trưởng 1,7% – đây là mức tăng cao nhất kể từ quý I năm 2023 và vượt rõ rệt so với mức 1,3% của quý trước đó.

Báo cáo GDP được công bố trong bối cảnh Tokyo đang trong quá trình đàm phán thương mại với Washington, song đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận cụ thể.

Nền kinh tế Nhật Bản đã ghi nhận mức suy giảm đầu tiên trong vòng một năm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm 13/5 cảnh báo nền kinh tế nước này có khả năng tăng trưởng chậm lại trong thời gian tới, do ảnh hưởng từ chính sách thương mại toàn cầu. Trong báo cáo, BOJ nhấn mạnh rằng “những cú sốc tiêu cực về cầu” đang hiện hữu, bao gồm sự suy yếu trong đầu tư kinh doanh, tiêu dùng hộ gia đình, xuất khẩu sang Mỹ và lợi nhuận từ xuất khẩu.

Chi tiêu của các hộ gia đình tại nước này trong năm tài khóa 2024 (kết thúc vào tháng 3 vừa qua) cũng đã giảm 0,1% so với năm trước, tính theo giá thực tế đã điều chỉnh lạm phát. Đây là năm thứ hai liên tiếp người dân Nhật cắt giảm chi tiêu.

Ngân hàng Trung ương cho biết chính sách thuế của Mỹ sẽ tiếp tục tạo áp lực lên hoạt động kinh tế và giá cả tại Nhật Bản.

Bất chấp lo ngại về tăng trưởng, BOJ vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục nâng lãi suất chính sách nếu đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và lạm phát. Hiện lạm phát tại Nhật Bản đã vượt mục tiêu 2% trong ba năm liên tiếp, với mức 3,6% được ghi nhận trong tháng 4 vừa qua.

Tuy nhiên, một số thành viên Hội đồng BOJ cũng bày tỏ sự thận trọng, cho rằng triển vọng kinh tế vẫn còn nhiều bất định và ngân hàng cần linh hoạt điều chỉnh chính sách theo diễn biến thực tế. BOJ đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,5% trong cuộc họp ngày 1/5 – lần thứ hai liên tiếp không thay đổi chính sách.

Tham khảo CNBC

Chung Khanh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

EU chuẩn bị áp lệnh trừng phạt cứng rắn nhất vào Nga

Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn nhất trong 3 năm qua với Nga dựa trên các đề xuất của Pháp.

Tiếp tục đọc

Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm

Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.

Tiếp tục đọc

Châu Âu tự phát triển vũ khí hạt nhân: Tham vọng thực tế hay nhiệm vụ bất khả thi?

Trước những thách thức địa chính trị mới và lập trường mơ hồ của Mỹ, châu Âu đang cân nhắc xây dựng kho vũ khí hạt nhân riêng. Nhưng liệu điều đó có khả thi về chính trị và pháp lý?

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay