Một doanh nghiệp dệt may gần 40 năm tuổi ngừng gia công, chìm trong khó khăn

Một doanh nghiệp dệt may gần 40 năm tuổi ngừng gia công, chìm trong khó khăn

Sau nhiều năm loay hoay với các đơn hàng gia công nhỏ lẻ, Công ty cổ phần Giày da và May mặc xuất khẩu (Legamex), thương hiệu từng gắn với xuất khẩu sang Liên Xô, buộc phải tạm ngừng gia công để cắt lỗ.

Người lao động làm việc tại Legamex – Ảnh: LGM

Đây là bước lùi của một doanh nghiệp có tuổi đời gần 40 năm trong ngành dệt may, từng là biểu tượng của một mô hình quốc doanh chuyển đổi.

Tháng 8-1986, Legamex được thành lập với nhiệm vụ chính sản xuất, gia công giày da và hàng may mặc xuất khẩu sang Liên Xô và một số thị trường nước ngoài.

Sau quá trình phát triển và cổ phần hóa, Legamex vẫn tiếp tục duy trì mô hình gia công cho các đối tác trong nước, không đủ nguồn lực để thực hiện sản xuất kinh doanh với quy mô xuất khẩu và dần hụt hơi trong giai đoạn thị trường biến động vì đại dịch COVID-19.

Sự lệ thuộc kéo dài vào mô hình gia công giá rẻ khiến Legamex gặp khó khi thị trường thay đổi. Từ cuối năm 2022, công ty bị gãy đơn hàng gia công chủ lực là tủ vải.

Sang năm 2023, Legamex chuyển hướng sang nhận gia công các đơn hàng may mặc thời trang với kỳ vọng tạo đà phục hồi.

Tuy nhiên thị trường dệt may toàn cầu chưa kịp hồi phục, đơn hàng đến nhỏ giọt, giá thấp, thời gian sản xuất ngắn, dẫn đến hiệu quả thấp.

Máy móc sản xuất phần lớn đã hơn 10 năm tuổi, không thể tự động hóa, năng suất lao động thấp, thiếu sức cạnh tranh.

Sau đó, dù ngành dệt may có dấu hiệu tăng trưởng, Legamex vẫn không thể cải thiện được nội lực. Các đơn hàng nhỏ lẻ khiến doanh thu chỉ đủ trả lương và một phần phúc lợi cho người lao động. Lao động trực tiếp liên tục sụt giảm do mức thu nhập thấp và công ty không thể tuyển thêm mới.

Mặt khác, chi phí thuê đất nhà nước hằng năm ngày càng lớn cũng là một gánh nặng tài chính đáng kể.

Dù đã cố gắng tiết giảm chi phí quản lý, bán hàng, khoản lỗ riêng năm 2024 vẫn lên đến hơn 33 tỉ đồng và âm vốn chủ gần 79 tỉ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả cũng lên đến hơn 150 tỉ đồng, bao gồm nợ thuế, tiền thuê đất và các khoản vay tổ chức, cá nhân.

Trong khi sản xuất đình trệ, dự án bất động sản Lega Fashion House, một trong những kỳ vọng giúp cải thiện tài chính của Legamex cũng bị treo vì vướng mắc pháp lý nhiều năm chưa thể giải quyết.

Công ty từng cam kết hoàn trả cho đối tác là Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) khoản góp vốn gần 39 tỉ đồng vào dự án này, nhưng việc thanh toán còn tùy thuộc vào khả năng hợp tác với đối tác mới trong tương lai.

Khó khăn trong cả sản xuất lẫn đầu tư, Legamex không có nhiều lựa chọn ngoài việc tạm dừng hoạt động gia công để giảm lỗ, theo thông tin vừa công bố.

Theo ban lãnh đạo công ty, chỉ khi thị trường phục hồi và công ty có đủ nguồn lực, họ mới tính đến việc khôi phục hoạt động.

Trong năm qua, cơ cấu cổ đông của Legamex có nhiều biến động. Công ty cổ phần Dệt may Gia Định đã thoái toàn bộ 25,5% vốn sở hữu. Bà Bùi Thị Thủy Chung tăng tỉ lệ nắm giữ từ 3,3% lên hơn 18%.

Đồng thời, Công ty TNHH Dệt may và Thương mại Hà Nam nhận chuyển nhượng 72,67% cổ phần, trong khi bốn cổ đông cá nhân lớn khác cũng thực hiện chuyển nhượng toàn bộ vốn; Chủ tịch hội đồng quản trị Nguyễn Hoàng Vũ mua vào và sở hữu 3,99% vốn điều lệ.

Đến cuối năm 2024, công ty này có 202 lao động.

Legamex tiền thân là Xí nghiệp Giày da và May mặc xuất khẩu (quận 10), thành lập từ tháng 8-1986, trực thuộc UBND quận 10, với nhiệm vụ sản xuất, gia công giày da, hàng may mặc xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước khác.

Hai năm sau, khi quy mô mở rộng, đơn vị được đổi tên thành Công ty Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex), hoạt động trong lĩnh vực dệt – da – may, phục vụ cả xuất khẩu lẫn thị trường trong nước.

Đến năm 2005, công ty được cổ phần hóa và cổ phiếu được giao dịch tại UpCOM từ năm 2019.

HỒNG PHÚC

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TLG: Thiên Long hồi phục tháng 4 không đủ kéo quý I ảm đạm

Doanh thu tháng 4/2025 tăng mạnh và mang đến một số tín hiệu tích cực cho Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG), nhưng không đủ để đảo ngược bức tranh ảm đạm của quý I. Trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, hàng giá rẻ từ Trung Quốc ngày càng lấn lướt, thì cổ phiếu TLG tiếp tục mất giá, nhà đầu tư ngoại rút lui, còn ban lãnh đạo vẫn nhận hàng trăm nghìn cổ phiếu ESOP với mức giá ưu đãi.

Tiếp tục đọc

Được kỳ vọng mảng bán lẻ của Thiên Long, Clever World liên tiếp thua lỗ

Sau hai năm hoạt động, Clever World - công ty con thuộc hệ sinh thái Thiên Long, do bà Cô Trần Dinh Dinh, ái nữ Chủ tịch Cô Gia Thọ điều hành vẫn chưa thể đạt điểm hòa vốn. Doanh thu tăng trưởng nhanh nhưng khoản lỗ lũy kế đã vượt 10 tỷ đồng, cho thấy bài toán mở rộng bán lẻ của Thiên Long vẫn còn nhiều thách thức.

Tiếp tục đọc

NAV: Báo lãi cao nhất 14 quý, hoàn thành hơn 90% kế hoạch năm sau 6 tháng

Với kết quả nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 91% kế hoạch doanh thu thuần và 92% kế hoạch lãi trước thuế cả năm đề ra.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay