Liệu Trung Quốc có nới lỏng kiểm soát xuất khẩu đất hiếm?

Liệu Trung Quốc có nới lỏng kiểm soát xuất khẩu đất hiếm?

 Trung Quốc đang xem xét nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gần đây đối với các nguyên tố đất hiếm cho các công ty bán dẫn Châu Âu, truyền thông quốc gia Châu Á đưa tin ngày 28/5.

Ảnh: OP

Điều này cho thấy, Trung Quốc có thể đang cố gắng ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh ngành công nghệ ngày càng hoảng loạn.

Hồi tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã thêm bảy nguyên tố đất hiếm và các sản phẩm liên quan vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có giấy phép bất kể quốc tịch của khách hàng cuối cùng. Mặc dù một số giấy phép đã được cấp, quy trình phê duyệt phức tạp và kéo dài đã gây ra sự nhầm lẫn tại hải quan và làm dấy lên lo ngại từ các nhà sản xuất thuộc Liên minh Châu Âu.

Sự thay đổi chính sách tiềm năng này đã được thảo luận trong một cuộc họp do Bộ Thương mại Trung Quốc chủ trì, với sự tham gia của hơn 40 công ty bán dẫn Trung Quốc và Châu Âu. Các quan chức đã làm rõ quy trình nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu, cho thấy khả năng nới lỏng các hạn chế đối với các công ty nằm trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn.

Theo tờ China Daily, Bắc Kinh nhấn mạnh rằng họ “phản đối chủ nghĩa đơn phương và các hành vi bắt nạt”, và ủng hộ sự ổn định của chuỗi cung ứng.

Một đại diện của công ty nghiên cứu công nghệ Omdia có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết trên China Daily: “Các công ty bán dẫn Châu Âu rất mạnh trong lĩnh vực chip công nghiệp và chip ô tô. Và Trung Quốc là thị trường ô tô lớn nhất thế giới cũng như đóng vai trò là nhà sản xuất ô tô lớn. Do đó, với hầu hết các công ty chip Châu Âu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của họ”.

Hãng Reuters dẫn lời Jens Esklund, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, nhấn mạnh sự cấp thiết của việc đơn giản hóa quy trình phê duyệt nhằm ngăn chặn sự gián đoạn trong sản xuất của châu Âu do thiếu hụt các nguyên liệu đầu vào thiết yếu.

Các nhà phân tích cho rằng vị thế thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến đất hiếm – chiếm hơn 95% sản lượng toàn cầu – khiến nước này trở thành một nhân tố then chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gần đây đã làm gia tăng lo ngại về tính dễ tổn thương của chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các công ty Châu Âu phụ thuộc vào các vật liệu này.

Bình An-OP

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma – Kalmar RTG6+1

Binh đoàn 20 - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, trong ngày 11/7 tại cảng Tân cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh), Tổng công ty đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.

Tiếp tục đọc

Tài xế VinFast mang xe đi sạc, không mất tiền điện còn được cầm thêm tiền về

VinFast miễn phí tiền sạc, nhưng vì sao một số tài xế lại có thể mang thêm tiền về sau khi sạc?

Tiếp tục đọc

Thâm hụt kim loại này chạm mức cao thứ hai trong hơn 20 năm: Thị trường dài hạn dự báo tiếp tục “khát” bạc, giá sớm bùng nổ vượt ngưỡng cản cứng

Giá bạc tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu công nghiệp vượt cung, đặc biệt từ ngành năng lượng mặt trời. Dự báo thị trường sẽ đối mặt với thâm hụt lớn, khiến giá bạc có thể tăng cao trong thời gian tới.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay