KPF: Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji đối mặt với nguy cơ bị hủy niêm yết

KPF: Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji đối mặt với nguy cơ bị hủy niêm yết

Do Đầu tư Tài sản Koji tiếp tục vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin nên HoSE sẽ xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu KPF.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có văn bản công bố thông tin về việc xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji.

HoSE cho biết, hiện cổ phiếu KPF đang nằm trong các diện theo dõi vi phạm gồm đình chỉ giao dịch do Đầu tư Tài sản Koji chậm nộp Báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên năm 2024 quá 6 tháng so với thời hạn quy định; cảnh báo do Tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với BCTC đã được kiểm toán năm 2023 của tổ chức niêm yết; vào diện kiểm soát do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2024 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.

Sau khi đưa vào diện đình chỉ giao dịch, doanh nghiệp tiếp tục vi phạm về công bố thông tin chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2024 và báo cáo thường niên năm 2024. Đến thời điểm ngày 12/6/2025, HoSE chưa nhận được các báo cáo này của Đầu tư Tài sản Koji.

Ảnh minh họa

Do đó, căn cứ quy định tại điểm o khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 và ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cùng Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, HoSE thông báo về việc sẽ xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji.

Trước đó, Đầu tư Tài sản Koji này đã có văn bản đề nghị gia hạn thời gian công bố BCTC kiểm toán năm 2024 và báo cáo thường niên năm 2024 gửi đến UBCKNN và HoSE.

Lý do xin gia hạn là do công ty và đơn vị kiểm toán độc lập đang gặp một số khó khăn khách quan trong quá trình đối chiếu, rà soát và tổng hợp thông tin tài chính – kế toán phục vụ cho việc lập các báo cáo nêu trên. Dù đã chủ động phối hợp và triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ kiểm toán, quá trình kiểm toán vẫn cần thêm thời gian để hoàn tất theo đúng yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy của báo cáo.

Tuy nhiên, sau đó UBCKNN đã có văn bản trả lời về đề nghị này của Đầu tư Tài sản Koji. Theo đó, cơ quan này cho biết lý do tạm hoãn công bố thông tin đối với các báo cáo của doanh nghiệp là không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Do vậy, đề nghị công ty thực hiện công bố thông tin theo quy định.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý I/2025, Đầu tư Tài sản Koji không ghi nhận các khoản doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sau khấu trừ các khoản thuế phí, doanh nghiệp báo lỗ ròng hơn 50 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn báo lão hơn 83 triệu đồng.

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng nhẹ 337,5 triệu đồng so với đầu năm, lên mức hơn 532,6 tỷ đồng. Trong đó, khoản đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận gần 482,1 tỷ đồng, chiếm 90,5% tổng tài sản.

Bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả đang ở mức gần 16,9 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm. Trong đó, khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước gần 14,1 tỷ đồng, chiếm 83,4% tổng nợ.

Khánh Hân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VGS: Cựu Chủ tịch VGS tiếp tục đăng ký bán thêm 4,5 triệu cổ phiếu

Trước đó, ông Lê Minh Hải đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT VGS từ hồi tháng 3/2025 và bán ra 8,34 triệu cổ phiếu cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Chủ tịch HĐQT VGS hiện tại.

Tiếp tục đọc

Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu

Theo các nguồn thạo tin, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.

Tiếp tục đọc

Tái cấu trúc mạnh mẽ về sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo Nghị định 46

Sáu tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đã tích cực tái cấu trúc danh mục sản phẩm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP, chuẩn hóa kênh phân phối, đẩy mạnh đầu tư công nghệ và triển khai nhiều hoạt động cộng đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay