SỔ TẠM TRÚ KT3 LÀ GÌ? CÁCH ĐĂNG KÝ KT3 CHO NGƯỜI NGOẠI TỈNH TRONG NĂM 2020
Đăng ký tạm trú tạm vắng là nghĩa vụ và đồng thời mang lại nhiều thuận lợi cho cá nhân khi chuyển sang địa bàn khác sinh sống, làm việc,học tập. Thông thường việc đăng ký tạm trú thường được người cho thuê nhà đăng ký. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bạn phải tự mình chuẩn bị hồ sơ, tự đăng ký với Công an địa phương. Vì sao phải đăng ký tạm trú tạm vắng? Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú bao gồm những gì?
Sổ tạm trú KT3 là gì?
Như chính cái tên của mình sổ tạm trú KT3 chính là một loại giấy phép thông hành cho người dân có thể tạm trú dài hạn ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.
Theo như Văn bản được ban hành vào 03/2013/VBHN-VPQH và Thông tư 35/2014/TT-BCA, công dân khi có nhu cầu đăng ký sổ KT3 tức nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Thủ tục đăng ký sổ tạm trú KT3
Nếu có nhu cầu làm sổ tạm trú KT3, bạn phải xác định rõ mình đăng ký sổ tạm trú KT3 trong vai trò nào trong hai vai trò dưới đây:
Đối với người thuê nhà
Nếu bạn là người đang thuê nhà ở và cần làm sổ tạm trú KT3 thì bạn phải thực hiện đầy đủ các bước đăng ký bên dưới:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú gồm:
- Bản khai nhân khẩu
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (nếu bạn được chủ nhà có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì bỏ qua giấy này)
- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an tại nơi đăng ký thường trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Bạn phải đến nộp hồ sơ cho Công an khu vực tạm trú để cán bộ đối chiếu với các quy định của pháp luật như:
- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ sẽ giúp điều chỉnh lại
- Hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú
Nộp lệ phí và nhận Sổ tạm trú.
Đối với chủ sở hữu nhà hoặc căn hộ
Giống như người thuê nhà, chủ nhà hoặc chủ căn hộ cũng phải thực hiện đầy đủ 3 bước dưới đây khi có nhu cầu đăng ký sổ tạm trú KT3:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú gồm:
- Bản khai nhân khẩu
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp
- Chứng minh nhân dân
Trong đó, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp phải bao gồm các loại giấy tờ như:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở
- Giấy phép xây dựng
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Bạn phải đến nộp hồ sơ cho Công an khu vực tạm trú để cán bộ đối chiếu với các quy định của pháp luật như:
- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ sẽ giúp điều chỉnh lại
- Hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú
Nộp lệ phí và nhận Sổ tạm trú.
Đăng ký sổ tạm trú KT3 ở đâu?
Nếu bạn là công dân ở tỉnh và muốn đăng ký sổ tạm trú KT3, bạn phải đến nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
Đăng ký sổ tạm trú KT3 mất bao lâu?
Thời gian đăng ký sổ tạm trú KT3 là 02 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, sau đó bạn sẽ được đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú.
Chi phí đăng ký sổ tạm trú KT3
Thông thường khi đi đăng ký sổ tạm trú KT3 thì mức chi phí bạn phải trả sẽ được tính theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Những thông tin ở trên được cập nhật theo quy định mới nhất của nhà nước về việc cấp sổ KT3 cho người dân Việt Nam, do đó bạn hoàn toàn có thể an tâm.
Không đăng ký tạm trú tạm vắng bị phạt như thế nào?
Theo Luật cư trú mới nhất, trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến sinh sống, làm việc hay học tập thì công dân có nghĩa vụ khai báo với người cho thuê nhà hoặc tự mình đăng ký tạm trú tại trụ sở Công an xã/ phường/ thị trấn nơi mình sinh sống.
Trường hợp không đăng ký tạm trú nếu bị Công an kiểm tra bất ngờ thì chủ nhà sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000đ – 300.000đ (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Mua nhà thành phố có cần KT3 không?
Đây là thắc mắc của nhiều người trước khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ nhà, đất thành phố. Tuy nhiên, việc mua nhà hay căn hộ không liên quan đến hộ khẩu. Người nhận chuyển nhượng chỉ cần qua công chứng và làm thủ tục sang tên tại Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất.
Sau khi đã sang tên, thì chủ nhà có thể làm KT3 cho mình. Sau khi hết hạn 24 tháng đăng ký KT3, bạn có thể làm thủ tục nhập hộ khẩu vào thành phố.
Trên đây là những thông tin về kt3 và thủ tục đăng ký KT3. Nếu bạn có ý muốn định cư lâu dài và đã có đủ điều kiện đăng ký KT3 thì nên tiến hành đăng ký KT3 để được hưởng các quyền lợi như công dân thường trú tại thành phố.
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận