KHI VỀ HƯU, NẾU BẠN MUỐN MỘT CUỘC SỐNG TƯƠNG ĐƯƠNG NHƯ HIỆN TẠI THÌ BÂY GIỜ BẠN PHẢI PHẢI TIẾT KỆM VÀ ĐẦU TƯ BAO NHIÊU 1 THÁNG?

KHI VỀ HƯU, NẾU BẠN MUỐN MỘT CUỘC SỐNG TƯƠNG ĐƯƠNG NHƯ HIỆN TẠI THÌ BÂY GIỜ BẠN PHẢI PHẢI TIẾT KỆM VÀ ĐẦU TƯ BAO NHIÊU 1 THÁNG?

(Bài viết trích từ sách Tài Chính Cho Người Việt – tác giả Lâm Minh Chánh)

Bài viết giúp bạn có thể hiểu và từ đó phát thảo cơ bản mục tiêu tài chính cho bản thân.

** Link excel: https://bitly.com.vn/cnmdtj

** Link video giải thích công thức:

Khi đến tuổi 60 tuổi, chúng ta sẽ về hưu. Dĩ nhiên sẽ có người ngừng công việc để sống an nhàn hưởng tuổi già, có người vẫn tiếp tục làm việc để khỏi buồn, và để chứng tỏ giá trị bản thân. Có người sẽ tiếp tục “chiến đấu” không mệt mỏi. Nhưng trong đa số trường hợp, thu nhập chúng ta sẽ giảm khá nhiều so với thu nhập khi ta còn làm việc.

Vậy chúng ta đã chuẩn bị gì cho tuổi hưu trí của mình?

  • Có người nói tới đâu hay tới đó, “Trời sinh voi thì trời sinh cỏ”.
  • Có người nói tôi sẽ sống bằng lương hưu từ BHXH.
  • Có người nói sẽ làm thêm, làm tự do.
  • Có người nói tôi sẽ khởi nghiệp, sẽ giàu có và tự lo cho mình. (Chắc anh ta nghĩ khởi nghiệp chắc chắn thành công?!)
  • Có người nói con tôi sẽ lo cho tôi như tôi đã từng lo cho ông bà nội, ông bà ngoại của cháu. Nếu chúng ta được con cái lo thì quá tốt rồi. Vì đó không chỉ là tiền mà còn là tình yêu thương hiếu thảo. Tuy vậy, xã hội của Việt Nam chúng ta đang thay đổi theo xu hướng hiện đại, phương Tây. Đó là cha mẹ chỉ lo cho con đến 18 tuổi, cao lắm là 22 tuổi, và về già thì cha mẹ tự lo. Thế hệ 6X, 7X và 8X là thế hệ chuyển giao giữa xu hướng cũ và xu hướng mới. Nghĩa là chúng ta vẫn giống như bố mẹ mình, lo lắng bảo bọc cho con không phải đến 18,22 như người phương Tây, mà đến 30, 40 tuổi. Nhưng con của những người thuộc thế hệ 6X, 7X, 8X chúng ta có thể sẽ theo xu hướng hiện đại, sống độc lập, vì thế có thể sẽ không chu cấp 100% cho chúng ta khi chúng ta về hưu. Không phải là con chúng ta không thương yêu chúng ta, nhưng bởi vì xu hướng xã hội đã thay đổi.

Vì thế, chúng ta hãy chủ động thu nhập khi về hưu của mình, đừng phó thác cho ông trời hay bất kỳ ai khác. Bài này sẽ cụ thể hóa việc chuẩn bị tiền ngay bây giờ để có thể sống một cuộc sống độc lập khi về hưu. Nếu chúng ta chuẩn bị tiết kiệm từng tháng, và đầu tư từng năm thì áp lực sẽ không phải là quá lớn.

***** Ví dụ anh A, năm nay 30 tuổi, thu nhập sau thuế, sau BHXH là 40 triệu. Giả sử các doanh nghiệp (người sử dụng lao động) của anh A đã đóng BHXH cho anh A, từ năm anh A 25 tuổi, trên mức lương bình quân tháng là 35 triệu.

Hiện tại anh A tiêu dùng mỗi tháng khoản 30 triệu. Anh A muốn duy trì một mức sống tương đương với múc tiêu dùng hiện tại (30 triệu/tháng), thì mỗi tháng anh sẽ tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu?
Giả sử mức tỷ suất sinh lợi của từ 30 – 60 tuổi của anh A là 10%/năm, mức tỷ suất sinh lợi sau 60 tuổi là 8% năm, lạm phát là 3% mỗi năm, và anh A sống đến 80 tuổi.

Giải thích:

Anh A muốn sống 1 cuộc sống tương đương với mức hiện tại (30 triệu/tháng), tức là số tiền mà anh tiêu dùng hàng tháng nhận vào năm anh 61 tuổi sẽ có sức mua tương đương với 30 triệu hiện nay.
Lạm phát là 3%/1 năm, và lạm phát cũng có tác dụng như lãi suất kép (nhưng theo chiều ngược lại), do đó số tiền tương đương với 30 triệu hiện nay vào năm anh 61 tuổi sẽ lớn hơn 30 triệu nhiều. Cụ thể FV sẽ là = 30*(1+3%)^30 = 72.817.874 đồng

Các doanh nghiệp của anh A đóng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) trên mức lương 35 triệu trong 35 năm. Số % lương hưu anh được hưởng là = Tối thiểu của (75%, 45%+2*số năm đóng BHXH)= Tối thiểu của (75%, 115%)= 75%.
Như vậy mức lương hưu từ BHXN của anh A vào năm anh 61 tuổi sẽ là = 35 triệu * 75% = 26.250.000. Theo tinh thần của BHXH, mức lương hưu này, hàng năm cũng sẽ được điều chỉnh theo lạm phát.

Vào năm 61 tuổi, hàng tháng Anh A cần 72.817.874 đồng một tháng, và đã có 26.250.000 từ BHXH, nên anh A sẽ cần có thêm mỗi tháng 1 số tiền là = 72.817.874 – 26.250.000 = 46.567.874 đồng/tháng, tương đương = 12*46.567.874 = 558.814.490 đồng/năm, tại năm anh A 60 tuổi. Và số tiền này phải tăng theo kịp với lạm phát.

Như vậy anh A cần có 1 số tiền vào năm 60 tuổi, số tiền này đầu tư với tỷ suất sinh lợi thật là 5% để sinh ra lãi hàng hàng năm là 558.814.490 đồng.

(Tỷ suất sinh lợi trước lạm phát là 8%, mà lạm phát 3%. Tiền tăng trưởng lên 8% thì lại bị kéo xuống 3% do lạm phát, nên nên tỷ suất sinh lợi thật sẽ là = 8% – 3% = 5%/năm)

Sẽ có 2 phương án cho anh A lựa chọn: Phương án 1 (còn tiền gốc), và phương án 2 (không còn tiền gốc).

** Phương án 1: Số tiền, gọi là A1 này, sau khi sinh lãi 558.814.490 đồng hàng năm, từ năm anh A 61 tuổi cho đến năm anh A từ trần vào năm 80 tuổi thì vẫn có nguyên tiền gốc. Số tiền gốc tức gia tài này, anh A có thể để lại cho con cái, người thân hay xã hội.

Chúng ta tính số tiền của phương án 1:
Công thức tính số tiền gốc sinh lãi đều đặn là = số tiền gốc = số tiền lãi/lãi suất.
Như vậy số tiền gốc cần đầu tư vào lúc 60 tuổi sẽ là = 558.814.490 /5% = 11.176.289.793 đồng.
(Lấy số tiền gốc 11.176.289.793 đồng này nhân cho tỷ suất sinh lợi thực là 5%, chúng ta sẽ ra lãi hàng năm là 558.814.490 đồng)

Bây giờ nhiệm vụ của ta là tìm ra số tiền mà anh A cần tiết kiệm và đầu tư hàng tháng từ 30 tuổi đến 60 tuổi để có được số tiền 11.176.289.793 lúc anh 60 tuổi.

Bây giờ chúng ta giải bài toán ngược: muốn có 1 số tiền 11.176.289.793 thì hàng năm anh A tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu?

Bây giờ chúng ta lập bảng tính Excel, gọi số tiền anh A tiết kiệm vào hàng năm là X%.
Tính ra dòng tiền của mỗi năm.
X đồng vào năm anh A 30 tuổi, sẽ có giá trị vào năm anh A 60 tuổi là = X*(1+10%)^30
X đồng vào năm anh A 31 tuổi, sẽ có giá trị vào năm anh A 60 tuổi là = X*(1+10%)^29.
X đồng vào năm anh A 32 tuổi, sẽ có giá trị vào năm anh A 60 tuổi là = X*(1+10%)^28.
X đồng vào năm anh A 60 tuổi, sẽ có giá trị vào năm anh A 60 tuổi là = X*(1+10%)^0.
Cộng tất cả dòng tiền này lại, dùng công thức Goal seek, giả định cho tổng các dòng tiền này bằng 11.176.289.793 đồng chúng ta sẽ tính ra X = 61.427.280 đồng/năm.

Kết quả: Số tiền hàng tháng anh A phải tiết kiệm và đầu tư là = 61.427.280 /12 = 5.118.940 đồng/tháng. Khi đó anh A có thể sống với mức sống mong muốn, và sẽ còn nguyên số tiền gốc 11.176.289.793 đồng khi lìa trần lúc 80 tuổi.

Phương án 1 (còn số tiền gốc)
Số tiền đều hàng năm 558.814.490
Tỷ suất lợi nhuận 8%
Lạm phát 3%
Tỷ suất lợi nhuận thực tế 5%
Số tiền cần đầu tư vào năm 60 tuổi 11.176.289.793
Tiền hàng năm (X) Tiền hàng tháng
61.427.280 5.118.940
Tuổi Số tiền hàng năm Số năm TSSL Tiền tại 60 tuổi Goal Seek
30 61.427.280 30 10% 1.071.869.327 11.176.289.793
31 61.427.280 29 10% 974.426.661
32 61.427.280 28 10% 885.842.419
33 61.427.280 27 10% 805.311.290
34 61.427.280 26 10% 732.101.173
35 61.427.280 25 10% 665.546.521
36 61.427.280 24 10% 605.042.292
37 61.427.280 23 10% 550.038.447
38 61.427.280 22 10% 500.034.952
39 61.427.280 21 10% 454.577.229
40 61.427.280 20 10% 413.252.026
41 61.427.280 19 10% 375.683.660
42 61.427.280 18 10% 341.530.600
43 61.427.280 17 10% 310.482.364
44 61.427.280 16 10% 282.256.694
45 61.427.280 15 10% 256.596.995
46 61.427.280 14 10% 233.269.995
47 61.427.280 13 10% 212.063.632
48 61.427.280 12 10% 192.785.120
49 61.427.280 11 10% 175.259.200
50 61.427.280 10 10% 159.326.546
51 61.427.280 9 10% 144.842.314
52 61.427.280 8 10% 131.674.831
53 61.427.280 7 10% 119.704.392
54 61.427.280 6 10% 108.822.174
55 61.427.280 5 10% 98.929.249
56 61.427.280 4 10% 89.935.681
57 61.427.280 3 10% 81.759.710
58 61.427.280 2 10% 74.327.009
59 61.427.280 1 10% 67.570.009
60 61.427.280 0 10% 61.427.280

 

** Phương án 2: Số tiền, gọi là A2, này được đầu tư vào năm anh A 60 tuổi, với tỷ suất lợi nhuận thật 5%, sẽ tạo ra ra dòng tiền 558.814.490 đồng hàng năm, trong đó gồm lãi và một phần gốc, từ năm anh A 61 tuổi cho đến năm anh A từ trần vào năm 80 tuổi thì số tiền gốc A2 này không còn nữa.
Nghĩa là hàng năm anh A rút lãi và và một phần tiền gốc ra để sử dụng. Đến 80 tuổi thì số tiền này cũng hết.

Nếu gọi PV là số tiền cần đầu tư (Giá trị hiện tại), với lãi suất thật là r, số tiền rút ra đều đặn hàng năm là A2, số tiền gốc không còn (Giá trị tương lai bằng 0), thì chúng ta có công thức như sau:
Giá trị hiện tại = Tiền rút đều đặn * ((1-(1+r)^-n)/r),
Giá trị hiện tại = 558.814.490*((1-(1+5%)^-20)/20)
Giá trị hiện tại = 6.964.063.712 đồng.
Chúng ta cũng có thể dùng công thức trên Excel như sau:
Giá trị hiện tại = (lãi suất, số kỳ,số tiền đều đặn,giá trị tương lai,0)
Giá trị hiện tại = (5%,20, 558.814.490,0,0)
Giá trị hiện tại = 6.964.063.712 đồng.

Bây giờ chúng ta giải bài toán ngược: muốn có 1 số tiền 6.964.063.712 đồng thì hàng năm anh A tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu?
Giải tương tự như trên, ta có số tiền hàng năm anh A phải tiết kiệm và đầu tư là: 38.275.984 đồng.

Kết quả: Số tiền hàng tháng anh A phải tiết kiệm và đầu tư là = 33.275.984 /12 = 3.189.665 đồng đồng/tháng. Khi đó anh A có thể sống với mức sống mong muốn, và sẽ hết tiền khi lìa trần lúc 80 tuổi.

Ghi chú: Vì phương án 1 giữ lại tiền gốc nên danh mục đầu tư của phương án 1 có thể là bất động sản, cổ phiếu dài hạn hay bất kỳ tài sản nào sinh lợi 8%/năm. Còn phương án thì rút vốn gốc ra từ từ nên danh mục đầu tư của phương án 2 gồm các các tài sản có thể rút ra như cổ phiếu, trái phiếu, ngân hàng, chứ không thể có bất động sản. Lý do bất động sản chỉ có thể sinh lãi chứ không thể rút vốn ra hàng năm được.

Phương án 2 (hết tiền gốc)
Lãi suất 5%
Số năm (n) 20
(1+r)^-n 0,38
(1-(1+r)^-n)/r 12,46
Số tiền đều hàng năm 558.814.490
Giá trị hiện tại 6.964.063.712
Công thức tài chính (PV) 6.964.063.712 TRUE
Tiền hàng năm (X) Tiền hàng tháng
38.275.984 3.189.665
Tuổi Số tiền hàng năm Số năm TSSL Tiền tại 60 tuổi Goal Seek
30 38.275.984 30 10% 667.893.051 6.964.063.712
31 38.275.984 29 10% 607.175.501
32 38.275.984 28 10% 551.977.728
33 38.275.984 27 10% 501.797.934
34 38.275.984 26 10% 456.179.940
35 38.275.984 25 10% 414.709.037
36 38.275.984 24 10% 377.008.215
37 38.275.984 23 10% 342.734.741
38 38.275.984 22 10% 311.577.037
39 38.275.984 21 10% 283.251.852
40 38.275.984 20 10% 257.501.684
41 38.275.984 19 10% 234.092.440
42 38.275.984 18 10% 212.811.309
43 38.275.984 17 10% 193.464.826
44 38.275.984 16 10% 175.877.115
45 38.275.984 15 10% 159.888.286
46 38.275.984 14 10% 145.352.987
47 38.275.984 13 10% 132.139.079
48 38.275.984 12 10% 120.126.436
49 38.275.984 11 10% 109.205.851
50 38.275.984 10 10% 99.278.046
51 38.275.984 9 10% 90.252.769
52 38.275.984 8 10% 82.047.972
53 38.275.984 7 10% 74.589.065
54 38.275.984 6 10% 67.808.241
55 38.275.984 5 10% 61.643.856
56 38.275.984 4 10% 56.039.869
57 38.275.984 3 10% 50.945.335
58 38.275.984 2 10% 46.313.941
59 38.275.984 1 10% 42.103.583
60 38.275.984 0 10% 38.275.984

**Tín thiết nghĩ: cách tốt nhất để đo sự thành công đầu tư của mình không phải là xem bạn có thắng người khác hay không, mà là bạn phải thực hiện một kế hoạch tài chính và kỷ luật về hành vi để đưa bạn đến nơi cần đến. Chúc bạn thành công!

Xem thêm >>> MẤT BAO LÂU ĐỂ TIẾT KIỆM ĐƯỢC TRIỆU USD

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TÌNH HUỐNG THỪA KẾ QUYỀN TÀI SẢN ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

TÌNH HUỐNG Ông Nguyễn Văn A tạo ra sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ thông...

Tiếp tục đọc

TÌNH HUỐNG THỪA KẾ QUYỀN TÁC GIẢ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC

TÌNH HUỐNG 1 Nhà văn Nguyễn Văn A, sau khi qua đời ở tuổi 83, có để lại 5...

Tiếp tục đọc

CHIA DI SẢN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỨC TẠP: TÌNH HUỐNG 29 – 30 – 31 – 32

TÌNH HUỐNG 29 Ông A và bà B kết hôn vào năm 1960, không có con chung. Vào năm 1970,...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay