GỬI TIỀN THẾ NÀO CHO TỐI ƯU VÀ AN TOÀN? (PHẦN 2)

GỬI TIỀN THẾ NÀO CHO TỐI ƯU VÀ AN TOÀN? (PHẦN 2)

Trong phần một, LeoX đã đưa ra giải pháp giúp các bạn hiểu về rủi ro tín dụng khi gửi tiền tại ngân hàng. Phần đó nhằm mục đích để các bạn hiểu được mối liên hệ giữa rủi ro và lợi nhuận giữa các ngân hàng. Từ đó, các bạn có thể nhìn lại xem mình có đang chịu rủi ro cao hơn với mức tỷ suất lợi nhuận không tương xứng không? hoặc đang hưởng mức lãi suất cao nhất nhưng chưa hiểu hết về rủi ro không? (Xem lại tại đây).

Trong bài viết này, LeoX sẽ trao đổi với các bạn một số lưu ý để hạn chế những rủi ro khác có thể gặp phải khi thực hiện một giao dịch gửi tiền. Các bạn nên nắm những điều này vì việc sổ tiết kiệm bỗng dưng bốc hơi không phải là chuyện lạ ngay cả với những ngân hàng uy tín. Những sự việc này thường dính với rủi ro tác nghiệp – bản chất là rủi ro con người, xảy ra khi giao dịch viên ngân hàng vô tình hoặc cố ý không thực hiện đúng các nghiệp vụ ngân hàng dẫn đến số tiền bạn gửi không được ghi nhận hoặc ghi nhận không đúng vào hệ thống của ngân hàng.

Tuy nhiên, khác với rủi ro tín dụng, những rủi ro trên là những rủi ro hoàn toàn có thể phòng tránh được mà không ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.

Sau đây là một số lời khuyên từ LeoX :

1. Gửi tiền trực tiếp tại quầy:

Hiện nay nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng VIP thường hay được nhân viên chăm sóc tận nơi mà không phải đến ngân hàng. Ðiều này rất nguy hiểm vì có thể vi phạm nguyên tắc do thực hiện giao dịch ngoài trụ sở. Khi xảy ra tranh chấp, ngân hàng có thể quy trách nhiệm cho cá nhân nhân viên và bạn có rủi ro phải truy đòi số tiền đã mất từ nhân viên ngân hàng. Rất phức tạp.

Nhất thiết nên thực hiện giao dịch tại quầy vì ở đây có camera ghi hình sẽ được dùng làm bằng chứng xử lý tranh chấp nếu phát sinh. Không nên vào phòng giám đốc hay phòng nào khác để giao dịch.

So với gửi tiền online, gửi tại quầy có sổ tiết kiệm ghi rõ số tiền và điều kiện làm bằng chứng, tránh được các rủi ro phát sinh do hệ thống online trục trặc, giảm thiểu được rủi ro bị đánh cắp tài khoản khi mất điện thoại hay mật khẩu.

Với số tiền nhỏ bạn có thể thực hiện gửi tiền online vì tính tiện dụng nhưng với số tiền lớn, bạn nên thực hiện giao dịch tại quầy. Thực tế khi LeoX gửi số tiền lớn thì lãi suất tại quầy chênh được khá nhiều so với lãi suất niêm yết khi gửi online. Nhất là khi bạn hiểu thị trường, nắm được mức lãi suất tại các ngân hàng và so sánh được mức độ rủi ro để phản biện với nhân viên ngân hàng khi họ nói Ngân hàng em lãi suất thấp hơn tí nhưng tốt hơn ngân hàng XYZ mà.

2. Không kí khống vào giấy tờ trắng:

Không kí khống vào giấy tờ trắng trong bất kỳ trường hợp nào vì bạn không thể biết nhân viên ngân hàng dùng nó với mục đích gì. Luôn đọc kĩ để đảm bảo hiểu mình đang kí vào giấy tờ với nội dung gì. Ðã có từng có trường hợp khách hàng bị rút mất tiền vì kí khống và nhân viên ngân hàng dùng giấy tờ này để thực hiện việc rút tiền ra ngoài.

3. Thường xuyên kiểm tra tài khoản internet banking

Bạn cần kiểm tra tài khoản internet banking ngay sau khi gửi tiền để đảm bảo các thông tin về sổ tiết kiệm đã được GHI ÐÚNG vào hệ thống ngân hàng. Lưu ý download đúng app internet banking của ngân hàng hoặc truy cập internet banking từ trang chủ của ngân hàng. Không truy cập từ địa chỉ lạ nào khác vì có thể gặp phải trang giả mạo dùng để ăn cắp mật khẩu.

Luôn đăng kí nhận tin nhắn SMS để cập nhật bất cứ giao dịch nào tại tài khoản.

Việc kiểm tra nên thực hiện hàng tuần, hàng tháng nhằm phòng trường hợp nếu bị mất tiền thì khách hàng có thể nhanh chóng báo ngay với ngân hàng hay cơ quan chức năng để có biện pháp khẩn cấp phối hợp giải quyết.

Nếu không chú ý việc này, khách hàng khó có thể thu hồi được số tiền của mình. Bởi lúc đó, cơ quan chức năng và ngân hàng phải tốn nhiều thời gian trong việc điều tra, truy tố, xét xử, kể cả thi hành án cũng rất nhiêu khê, đặc biệt là khi người lấy cắp tiền không còn tiền để trả lại cho khách hàng.

4. Bảo quản sổ tiết kiệm cẩn thận, không cho nợ hoặc mượn sổ

Bên cạnh mẫu chữ ký và giấy tờ tùy thân thì sổ tiết kiệm là giấy tờ quan trọng chứng minh số tiền khách hàng đã gửi vào ngân hàng. Do đó, người gửi phải cất giữ sổ tiết kiệm cẩn thận, khi mất phải thông báo ngay cho ngân hàng.

Trong vòng giờ sau khi thông báo bằng điện thoại, khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm. Nếu không, nếu bị kẻ gian giả mạo chữ ký và các giấy tờ tùy thân thì khách hàng có thể sẽ chịu thiệt về số tiền gửi của mình.

Không cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm của mình, vì trong nhiều trường hợp họ có thể giả chữ ký, giấy chứng minh nhân dân và cấu kết với nhân viên ngân hàng để rút tiền từ tài khoản khách hàng.

Song song đó, người gửi tiền cũng không nên cho các nhân viên ngân hàng “nợ” sổ tiết kiệm sau khi đã mở tài khoản vào tiền gửi. Trong thời gian nợ, có thể nhân viên không trung thực đã có đủ thời gian để tạo sổ giả và không ghi nhận số tiền của bạn vào hệ thống ngân hàng mà gửi tiền vào tài khoản của họ hoặc người thân.

5. Gọi điện vào số hotline của ngân hàng để xác nhận sổ tiết kiệm

Một cách khác nữa để xác nhận sổ tiết kiệm đã nằm trong hệ thống ngân hàng là bạn có thể gọi điện đến số hotline của ngân hàng để yêu cầu kiểm tra thông tin về sổ tiết kiệm.

6. Kiểm tra kĩ chi tiết nội dung sổ tiết kiệm

Khách hàng có thể gặp rủi ro khi nhân viên ngân hàng vô tình nhập nhầm số tiền bạn gửi hoặc cố ý chiếm đoạt tiền nếu khách hàng không phát hiện ra do không kiểm tra sổ tiết kiệm hoặc là sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi đó không có đầy đủ thông tin.

Khi nhận sổ tiết kiệm, bạn cần kiểm tra các thông tin về: tên ngân hàng, loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn; lãi suất; phương thức trả lãi; họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số CMND hoặc hộ chiếu; số thẻ, con dấu, chữ ký của Trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền)…

7. Duy trì một chữ ký cố định

Chữ ký là một bằng chứng quan trọng trong các giao dịch với ngân hàng. Ðể tránh việc giả mạo chữ ký hoặc phát sinh tranh chấp không đáng có, hãy duy trì một chữ ký ổn định. Chữ ký không nên quá đơn giản dễ bắt chước.

8. Thận trọng khi giao dịch trực tuyến

Khách hàng không nên truy cập tài khoản ngân hàng từ máy tính lạ có tính bảo mật kém hoặc từ các trang web lạ không phải trang chủ của ngân hàng.

Các Ngân hàng thường yêu cầu đổi mật khẩu định kỳ, do hay quên nên một số người có thói quen lưu vào điện thoại. Việc này rất nguy hiểm nếu điện thoại của bạn bị mất.

Không nên đặt mật khẩu internet banking ngân hàng trùng với các tài khoản thông dụng như mạng xã hội, email … Không sử dụng các phần mềm tạo OTP tự động thay cho OTP điện thoại hay khóa tạo mã OTP truyền thống.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên có chương trình quét virus của các hãng phần mềm uy tín và luôn cập nhật phiên bản mới; luôn tiếp nhận kịp thời các thông báo của ngân hàng nơi mở tài khoản về các cảnh báo rủi ro trong giao dịch trực tuyến…

9. Kiểm tra kỹ khi tất toán sổ

Ví dụ, trường hợp bạn mở nhiều sổ tiết kiệm, trong đó có những sổ tiết kiệm số tiền gửi giống nhau đều 100 triệu đồng, đều có thời hạn gửi 6 tháng, nhưng chỉ khác nhau về ngày gửi ( 1 sổ gửi tháng 3, 1 sổ gửi tháng 5), khi đến ngày đáo hạn nhận lãi bạn cần phải chú ý chọn đúng sổ bởi sổ khá giống nhau, rất dễ nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn này có thể khiến bạn mất một khoản tiền lãi không nhỏ.

10. Yêu cầu ngân hàng hỗ trợ khi rút tiền chuyển sang ngân hàng khác.

Khi bạn thấy ngân hàng B có lãi suất cao hơn ngân hàng A, và quyết định chuyển thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng B hỗ trợ. Thông thường họ có thể cử 1 nhân viên và 1 công an sang ngân hàng A để lấy tiền và thực hiện các nghiệp vụ. Ðiều này có thể giúp bạn hạn chế được rủi ro khi cầm 1 số tiền lớn theo người. Việc tạo tai nạn, hiện trường giả trên đường để cướp giật không phải là hiếm.

Tất nhiên, quy định và sự hỗ trợ của mỗi ngân hàng có thể khác nhau nhưng bạn có thể yêu cầu khi số tiền tương đối lớn.

Những lưu ý trên là không thừa, nhất là với những số tiền lớn. Khi quyết định chuyển hầu hết tài sản của mình sang tiền mặt và gửi tiết kiệm, LeoX đã phải ngồi rà soát lại tất cả các rủi ro có thể gặp phải để phòng tránh và bảo vệ những đồng vốn của mình an toàn.

Cẩn tắc vô áy náy. Cho đến khi xảy ra, thì có thể ta mới thấy những trường hợp hi hữu trên mạng kia hóa ra không quá xa xôi.

Những người có tính ẩu , ko cẩn thận, càng nên đọc bài này.

Xem tiếp >>> Phần 3: Nhận định xu hướng lãi suất và chọn kỳ hạn tối ưu.

Nguồn: LeoX.vn

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TÌNH HUỐNG THỪA KẾ QUYỀN TÀI SẢN ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

TÌNH HUỐNG Ông Nguyễn Văn A tạo ra sáng chế thuộc lĩnh vực công nghệ thông...

Tiếp tục đọc

TÌNH HUỐNG THỪA KẾ QUYỀN TÁC GIẢ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC

TÌNH HUỐNG 1 Nhà văn Nguyễn Văn A, sau khi qua đời ở tuổi 83, có để lại 5...

Tiếp tục đọc

CHIA DI SẢN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỨC TẠP: TÌNH HUỐNG 29 – 30 – 31 – 32

TÌNH HUỐNG 29 Ông A và bà B kết hôn vào năm 1960, không có con chung. Vào năm 1970,...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay