CHUYÊN ÐỀ: NHỮNG SAI LẦM TRONG ÐẦU TƯ (PHẦN 2)

CHUYÊN ÐỀ: NHỮNG SAI LẦM TRONG ÐẦU TƯ (PHẦN 2)

Tiếp theo bài viết: Chuyên đề: Những sai lầm trong đầu tư (Phần 1) nêu ra 4 sai lầm mà LeoX quan sát thường thấy những nhà đầu tư mới dễ gặp phải, trong phần 2 của chuyên đề này LeoX sẽ nêu thêm 3 sai lầm cũng khá phổ biến.

Tư duy đúng và quản lý cảm xúc luôn là cái khó nhất trong đầu tư, hi vọng seri này sẽ giúp ích cho các bạn.

#5: Cầu toàn

Cầu toàn là một trạng thái tâm lý cũng phổ biến trong đầu tư. Trạng thái này sẽ dẫn tới các tình huống như:

Cảm thấy không chắc chắn thì không đầu tư, thay vì quản trị rủi ro thì tránh luôn rủi ro vì sợ.

Vậy là cứ mãi chỉ quanh quẩn gửi tiết kiệm, hoặc mua cái nhà an cư là hết. Những người cầu toàn này cứ tưởng sẽ được an toàn. Nhưng trái lại, lại thường là đối tượng hay dính mắc vào cái bẫy có cái vỏ an toàn nhưng bản chất lại đầy rủi ro. Ví dụ như các hình thức góp vốn cam kết lãi suất, hay trái phiếu của các doanh nghiệp ảo trả trái tức cố định bởi lẽ họ quá quan trọng sự “cố định” thỏa mãn tâm lý cần chắc chắn mà bỏ qua điểm vô cùng quan trọng là đánh giá khả năng trả nợ.

Việc sợ rủi ro, do đó thực ra không làm cho người sợ rủi ro an toàn hơn. Làm quen với rủi ro, học cách nhận biết rủi ro nào có thể tham gia rủi ro nào nên tránh là điều quan trọng.

Cảm thấy cầu toàn muốn mua được hết ở giá thấp.

Khi tăng thì cảm thấy tiếc vì chưa mua được nhiều vì cầu toàn thì luôn muốn mua được hết ở giá thấp (nhất là khi biết chắc nó đã tăng ). Còn giờ mà mua ở giá đã tăng thêm thì lại cảm thấy tiếc, đồng thời sự cầu toàn khiến cho tâm lý sợ rủi ro suy luận theo hướng “chắc gì nó đã tăng tiếp, lỡ may lại mua phải đỉnh.”

Những người cầu toàn thường muốn đi tìm sự khẳng định chắc chắn như một bệ đỡ cho tâm lý có nhu cầu cần an toàn. Tuy nhiên cũng giống như bên trên, tâm lý đó lại thường dẫn những người này đến những sự an toàn giả tạo.

Nếu ở ví dụ nêu phía trên những người cầu toàn sẽ có thiên hướng thích mua những chứ có tính cam kết chắc chắn và dễ bị dắt mũi, thì ở ví dụ này thường dẫn họ tới những “chiên gia” có thiên hướng đưa ra sự khẳng định chắc chắn mà bản chất là một sự nông cạn trong hiểu biết về tình huống. Bởi lẽ chẳng có gì chắc chắn trên đời này ngoài chính sự không chắc chắn cả.

Nếu không để tư duy mở và linh động cho các tình huống có thể xảy ra thì chính tâm lý cầu toàn, cần chắc chắn lại là điều rủi ro nhất cho khoản đầu tư. Trích dẫn câu quote nổi tiếng của Howard Marks dưới đây có lẽ là phù hợp để kết luận cho mục #5 này.

#6: Tâm lý được ăn cả, ngã về không.

Ðây là một sai lầm phổ biến trong đầu tư, thường đến từ những người có thói quen tư duy 1 chiều.

Những người này thường có thiên hướng khá cực đoan, suy nghĩ theo “hệ nhị nguyên” là chỉ có đúng hoặc sai, trắng hoặc đen, yêu hoặc ghét , lên hoặc xuống.

Họ thường chọn 1 thái cực và đặt quyết định đầu tư theo thái cực đã chọn đó giống như một ván bài. Nếu mọi thứ xảy ra đúng như dự tính thì sẽ cảm thấy mình giỏi, còn nếu ko như họ tính thì đau đớn vật vã lo sợ bất an và đi tìm kiếm điểm tựa tâm lý để giải quyết bất an đó.

Cũng có thể do xác định là một ván bài nên chỉ mua một phần nhỏ tài sản với tâm lý thua thì thôi, cho rằng lần này xui xẻo và lần khác sẽ khác. Thế nên có những người nghe nói có 8 năm kinh nghiệm, nhưng bản chất là 8 năm để mắc đi mắc lại cùng 1 kiểu sai lầm. Khi không thay đổi cách tư duy thì dù bình mới vẫn rượu cũ thôi.

Ðặc tính của những người tư duy 1 thái cực là hành động rất quyết liệt, định mua là mua xong cái vèo. Trong khi đó, tư duy của người quản lý tài sản bền vững thường không cực đoan 1 hướng.

Họ có quan điểm, nhưng quan điểm không thể hiện theo kiểu chắc như đinh đóng cột. Họ tính xác suất xảy ra, họ quyết định theo hướng có xác suất cao hơn, nhưng không quên chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Kế hoạch dự phòng đó cần trả lời 2 câu hỏi vô cùng quan trọng: (i) Nếu tôi sai thì sao (ii) Khi nào tôi biết mình đang sai.

Kế hoạch dự phòng đó có thể đến từ những hành động.

  • Tỷ trọng phù hợp cho khoản đầu tư, xác suất tính càng cao thì tỷ trọng càng lớn. Lưu ý xác suất này cần đến từ logic, không đến từ cảm tính. Thay vì nghĩ cực đoan là lên hoặc xuống để quyết định thẳng tưng phải là mua hết hoặc bán hết, thì họ chọn “dịch chuyển tỷ trọng” theo xác suất cao hơn có thể xảy ra. Ðiều này cho họ “room” để biến chuyển tiếp theo dòng thị trường. Một người đã tăng tỷ trọng cash lên thì thị trường giảm họ lại nhìn thấy là cơ hội. Chỉ đơn giản là tăng tỷ trọng cash chứ không nhất thiết phải cực đoan theo hướng “bán sạch” và 100% cash. Thực hiện việc mua / bán một cách thận trọng để thời gian cho họ kiểm chứng thêm về xác suất.
  • Thay vì bụp cái giải ngân hết toàn bộ tiền thì họ xác định các mốc giải ngân, tuân theo kế hoạch. Họ chuẩn bị kế hoạch cho những diễn biến ngoài dự kiến vì họ hiểu không ai có thể tính toán chính xác được. Họ không bị việc theo dõi biến động trong ngày làm cho tâm lý và xao động khỏi kế hoạch đã định. Ví dụ đã hiểu thị trường có rủi ro cao, xác suất giảm điểm lớn nhưng quan sát diễn biến giá thấy lực mua lên mạnh mẽ lại cảm thấy nếu không mua ngay thì mất cơ hội. Lúc này quyết định của họ thường bị chi phối bởi cảm xúc do bị chìm vào tâm lý thị trường.

Thị trường rất ít khi chắc chắn theo một hướng, chưa kể còn có những thông tin mới mà ta không thể nói cứ như thể là nhà tiên tri rồi bám vào đó để hành động theo 1 thái cực. Những người có tư duy cực đoan phải đen hoặc phải trắng thường hay bị bất ngờ và bị động khi tình huống khác đi so với cái họ dự tính.

#7: Không có khái niệm về các khung thời gian

Ði kèm với việc tư duy 1 thái cực (hay còn gọi là hệ tư duy nhị nguyên) rằng phải đen hoặc trắng, phải đúng hoặc sai, phải lên hoặc xuống là sự thiếu nhận thức về các khung thời gian.

Thực tế thì thị trường chẳng bao giờ đi theo một đường thẳng cả, mà luôn có xuống trong quá trình đi lên và lên trong quá trình đi xuống. Cũng như trong đúng có sai, trong sai có đúng, hay không phải đen hay phải trắng thì có thể là màu xám vậy.

Sở dĩ LeoX rất ngại trả lời các câu hỏi: liệu có lên nữa không hay liệu có xuống nữa không chính vì người nhận câu trả lời rất hay bị trong tình huống không có khái niệm về các khung thời gian.

Bản thân việc khẳng định 1 chiều lên hay xuống đã là một việc không nên làm vì tình huống có thể thay đổi và không nên hướng dẫn cho thành viên hiểu như một kịch bản cố định, nhưng kể cả có liều mà làm vậy thì sẽ đối mặt với hàng loạt sự insecured (tâm lý bất an) của người hỏi. Vì trả lời xuống, vài bữa họ thấy lên là họ đi chất vấn mình để tìm sự khẳng định tiếp rồi.

Tình huống này LeoX gặp khá nhiều, nhất là khi nhận định xu hướng trái với những điều đang diễn ra ngay hiện tại thì y như rằng mình sẽ đối mặt với nhiều câu hỏi nghi ngờ và nhiều nhu cầu tìm sự khẳng định chắc chắn như một sự trấn an.

Lấy ví dụ như hình dưới đây, theo các bạn sẽ là xu hướng tăng hay giảm nối tiếp trên đồ thị này ?

Ðoạn tiếp theo của đồ thị này theo bạn sẽ là tăng hay giảm?

Ở hình trên, thị trường đã sụt giảm tới 23% và sau đó hồi 1 mạch trong vòng gần 1 tháng với những phiên tăng tím sàn tới vài chục điểm. Rất dễ để chúng ta chìm vào tâm lý: ah chỉnh xong rồi, bắt đáy thôi, vào trend tăng mới rồi phải không?

Nhưng thực tế phần đường line màu đỏ dưới đây là những gì diễn ra tiếp đó. Thị trường giảm thêm từ mức đã giảm là 1300 xuống tới 900, tương đương mất thêm hơn 30% so với đoạn từ hình phía trên.

Thực tế diễn ra sau đó

Suốt giai đoạn 2022 kể từ sau khi viết bài này X-team luôn giữ view tiêu cực nhất quán về thị trường trong trung dài hạn.

Mặc dù X-team vẫn nỗ lực monitor các giai đoạn tăng ngắn hạn của thị trường thông qua bảng xếp hạng tài sản, để tìm những giai đoạn đủ hấp dẫn về risk-reward đáng để tham gia. Nhưng X-team cũng vẫn khẳng định đó chỉ là các sóng hồi trong downtrend.

Trên thực tế điều đó vẫn đúng cho tới bây giờ.

Trong xu hướng giảm luôn có các giai đoạn tăng ngắn, do đó việc định hình tư duy về các khung thời gian rất quan trọng để mạch lạc trong tư duy. Nếu không làm vậy sẽ bị ngộ nhận về bối cảnh dẫn đến bị bất ngờ khi những giai đoạn sụt giảm quay trở lại và làm bay mất hết thành quả.

Trong đầu tư, làm ra được lợi nhuận và giữ được lợi nhuận thường xuyên bị đánh giá thấp so với những thứ bề nổi. Thế nên vẫn rất nhiều người bị mê hoặc vào các ma trận khoe lãi mà không hiểu rằng lúc mất lãi người ta có khoe đâu, lãi được bao nhiêu % tổng tài sản, và tính ổn định của con số lãi đó thế nào ?

Khi X-team giữ quan điểm ngược với cái “hiện đang diễn ra” thường rất hay có những bình luận kiểu như: “uptrend rồi X-team ơi, giờ mà X-team vẫn bi quan thế”, hay “Các chuyên gia và báo đài đều cho rằng thị trường đang ở giai đoạn hấp dẫn nhất 11 năm, nhưng X-team vẫn giữ quan điểm tiêu cực tại sao vậy”.

Ngồi soi lại 2 bình luận này mới thấy nó ở 2 thời điểm như đánh dấu ở hình dưới:

Tháng 6/2022

 

Tháng 10/2023

Thế mới thấy, khi không có khái niệm về các khung thời gian, bạn sẽ bị nhập tâm vào tâm lý thị trường ngắn hạn và chìm vào trong đó mà quên mất “big picture”, quên mất địa hình mình đang đi. Ðiều đó rất dễ xảy ra nhất là khi bạn theo dõi thị trường liên tục mà không có cái la bàn về địa hình.

Không chỉ thị trường, với từng cổ phiếu cũng cần định hình được các khung thời gian và thế nào là xu hướng. Ví dụ như case SCS gần đây có bạn đặt câu hỏi rằng: sao Xteam bảo là cổ phiếu tốt mà xu hướng giá cứ giảm vậy? Bản chất là bạn ấy đang đánh đồng vài ngày giảm giá thành “xu hướng giảm” trong khi cổ phiếu chỉ đang giảm trong xu hướng tăng và điều đó hoàn toàn bình thường. Bạn không thể trông đợi một cổ phiếu cứ tăng mà không giảm phải không?

Do đó việc định hình các khung thời gian nói tới là rất quan trọng. Nếu không sẽ giống như câu chuyện thày bói xem voi, sờ được cái tai thì bảo cái quạt, chính là bởi do đã zoom in quá gần mà không zoom out ra để nhìn được big picture. Khi đặt câu hỏi cũng vậy, cần biết là mình đang hỏi trong khung thời gian nào, và khi nhận được câu trả lời cũng lại phải điều hướng lại xem có sự hiểu nhầm về khung thời gian hay không.

Các bạn muốn đọc tiếp #8 #9 #10 ko? Nếu thấy có ích hãy cho LeoX biết để còn lấy động lực viết tiếp nhé. Cám ơn các bạn đã đọc một bài dài, hi vọng nó sẽ giúp các bạn chiêm nghiệm ra nhiều điều.

Tác giả: LeoX Nguyen – leox.vn

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

200 TRIỆU ĐẦU TƯ: LÀM SAO TRÁNH ‘BẪY CHUỘT’ VÀ KHÔNG BIẾN THÀNH HỌC PHÍ?

Khi bắt đầu để dành được vốn đầu tư 200 triệu đồng Với số vốn này,...

Tiếp tục đọc

LẦN ĐẦU ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN: HỌC PHÍ HAY CƠ HỘI? BÍ QUYẾT ĐỂ KHÔNG MẤT TIỀN TỶ

Mua bán đất trong lần đầu 90% là học phí, 10% là đầu tư có lời. Để hạn...

Tiếp tục đọc

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KHI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Đất để trống thì không có hiệu quả khai thác sử dụng hơn bđs có căn nhà...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay