ADB: Cần chờ thêm tín hiệu để đánh giá dòng vốn FDI tại Việt Nam nếu bị Mỹ áp thuế quan

ADB: Cần chờ thêm tín hiệu để đánh giá dòng vốn FDI tại Việt Nam nếu bị Mỹ áp thuế quan

Theo đại diện ADB, cần tính đến yếu tố tính cạnh tranh tương đối của Việt Nam trong bối cảnh các nước khác trong khu vực cũng bị áp thuế với các mức độ khác nhau.

Tại buổi họp báo công bố báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) tháng 4/2025 ngày 9/4 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của Nhadautu.vn về tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ đối với dòng vốn FDI tại Việt Nam, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết cần thêm tín hiệu để đánh giá.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, cho biết động thái đầu tiên của nhà đầu tư là dừng lại để xem xét. “Còn quá sớm để có thể đưa ra phán quyết ứng phó. Ngay bản thân chính quyền Mỹ chưa định hình được mức thuế quan cuối cùng sẽ áp lên các nước là bao nhiêu”.


Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam. Ảnh: Minh Tuấn

Giả sử các bên đạt được thỏa thuận về mức thuế rồi thì cũng cần xem xét thời gian áp dụng trong bao lâu. Nhiệm kỳ này của Tổng thống Trump sẽ kết thúc vào đầu năm 2029, trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài ra quyết định đầu tư dựa trên triển vọng dài hạn.

“Trong bối cảnh mọi thứ còn đang bất định và tình trạng này chưa rõ sẽ kéo dài trong bao lâu, nên việc họ dừng lại nghe ngóng là bình thường”, ông Hùng nói. Cho đến nay, tác động của thuế quan này vẫn chưa được thể hiện vào số liệu FDI.

Theo Reuters, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trong khoảng 45 phút tại Bộ Tài chính ở Washington D.C. chiều 9/4 để đàm phán về thuế quan.

Bên cạnh đó, ông Phớc cũng sẽ gặp gỡ với nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Boeing, SpaceX, Coca-Cola và Apple.

Đánh giá về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ, ông Hùng cho biết phản ứng của chính phủ là tương đối nhanh, thể hiện có sự chuẩn bị nhất định.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng Việt Nam không thể toàn quyền quyết định được tình thế này. Quan sát từ truyền thông, quan điểm của Mỹ chưa rõ ràng. Do đó, cần chờ thêm thông tin để đánh giá tình hình kỹ càng hơn.

Cần đánh giá khả năng cạnh tranh tương đối của Việt Nam

Nói thêm về vấn đề này, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, cho rằng tác động của thuế quan mới của Mỹ đến dòng vốn FDI và thương mại cần phải tính đến yếu tố tính cạnh tranh tương đối của Việt Nam trong bối cảnh các nước khác trong khu vực cũng bị áp thuế với các mức độ khác nhau.


Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam. Ảnh: Minh Tuấn

“Nhà đầu tư sẽ dịch chuyển đến nơi nào có tính ổn định hơn về chính sách thuế quan và tính cạnh tranh tương đối của nước đó cao hơn nước khác nếu tính về góc độ thuế.

“Do đó, không nên chỉ nhìn vào con số 46% thuế quan Mỹ muốn áp đối với Việt Nam, mà cũng nên nhìn vào tác động của thuế quan đối với các nước khác như Indonesia, Ấn Độ hay Bangladesh. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể đánh giá về khả năng cạnh tranh tương đối trong thời gian tới của Việt Nam, từ đó mới xác định được tác động của thuế quan và dòng vốn FDI sẽ chảy về đâu trong khu vực”, ông Shantanu Chakraborty nói.

Đề cập đến việc tận dụng các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) trong bối cảnh thuế quan từ Mỹ, ông Shantanu Chakraborty đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc ký kết một loạt FTA với mạng lưới đối tác rộng khắp. Do đó, Việt Nam đối phó với thách thức này trong tâm thế vững chắc.

Trong thời gian tới, cần quan sát thêm Việt Nam có thể tận dụng những FTA hiện có và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình ra sao. Việt Nam còn có những thị trường khác như Anh quốc, EU, và châu Á. “Đã đến lúc cần khai thác tốt hơn các FTA hiện có và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, từ đó đa dạng hóa cơ sở xuất khẩu và tăng cường hơn nữa sự hợp tác và hội nhập trong khu vực”, ông Chakraborty gợi mở.

ASEAN là một đầu tàu kinh tế và Việt Nam cũng là một thành viên quan trọng của ASEAN. Do đó, đã đến lúc Việt Nam thúc đẩy nỗ lực với khu vực để tăng cường hợp tác về thương mại, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nội khối. “ADB nhìn nhận đó như là một công cụ rất tốt để Việt Nam tận dụng và giảm bớt tác động từ thuế quan của Mỹ”, Giám đốc quốc gia ADB nhấn mạnh.

Về sự biến động của tỷ giá, ông Nguyễn Bá Hùng nhận định rằng sau khi chính quyền Trump công bố thuế quan mới, đồng đôla Mỹ suy yếu, còn các đồng tiền trong khu vực vẫn tương đối ổn định, chỉ trừ 1-2 nước có đồng nội tệ mất giá nhẹ.

Trong vài ngày qua, đồng Việt Nam (VND) có biến động đôi chút trước tin tức về thuế quan, nhưng nền tảng của VND vẫn ổn định. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng điều hành rất khéo léo tỷ giá trong năm 2024.

Nói về về vấn đề này, ông Shantanu Chakraborty nhận định NHNN đã rất thành công trong việc thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng và mang tính hỗ trợ.

Dù lạm phát có tăng một chút lên trên 4%, nhưng NHNN vẫn còn một số công cụ tiền tệ để xử lý nếu đồng nội tệ mất giá. “Chúng tôi cho rằng NHNN vẫn còn dư địa tiền tệ để thắt chặt lãi suất và có thể áp dụng chính sách mang tính giao dịch hơn để đảm bảo sự ổn định của VND”, ông Shantanu Chakraborty nhận định.

Quang Minh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Các đồng nội tệ châu Á được dự báo sẽ có những hướng đi khác nhau sau đợt tăng giá đồng loạt so với USD.

Tiếp tục đọc

MWG: Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ

Chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất sau tái cấu trúc, với mục tiêu doanh thu lên tới 10 tỷ USD năm 2030.

Tiếp tục đọc

Các doanh nghiệp “đầu tàu” hưởng ứng Nghị quyết 68 ra sao?

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW được xem là một bước ngoặt trong tư duy phát triển, khi không chỉ khẳng định vị thế và vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, mà còn cam kết cải thiện môi trường thể chế, gỡ bỏ rào cản, tạo điều kiện để khu vực này bứt phá trong giai đoạn mới.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay